ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN VIỆC PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ In trang
12/04/2023 09:53 SA

Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (viết tắt là Đề án 06).

Hội nghị Triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm thuộc Đề án 06  trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023.
Hội nghị Triển khai các nhiệm vụ công tác trọng tâm thuộc Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023.

Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030.

Theo đó, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Qua 01 năm tập trung triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh: Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 06 của tỉnh đã có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sâu sát đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của đề án và đạt được những kết quả quan trọng, phục vụ chương trình chuyển đổi số quốc gia của Đảng và Nhà nước. Các sở, ban, ngành, UBND các cấp tại địa phương đã cố gắng phấn đấu triển khai thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, nhiệm vụ của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh; Công an tỉnh - cơ quan thường trực đã làm tốt vai trò thường trực tham mưu và tích cực phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06…

Nhờ đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, người dân và doanh nghiệp được nâng lên, hiệu quả quản lý nhà nước phát huy hiệu quả tích cực; có nhiều nhiệm vụ đạt kết quả đáng ghi nhận như: 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương đã triển khai được công tác tra cứu thông tin khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ căn cước công dân, công tác cấp căn cước công dân gắn chip điện tử đạt 96,19%, công tác làm sạch dữ liệu tiêm chủng vắc xin Covid-19 đạt trên 80%, công tác làm sạch dữ liệu bảo hiểm xã hội đạt 64%... Đến nay, cơ bản đã hoàn thành các các nhóm nhiệm vụ theo tiến độ đề ra; ý thức, tinh thần trách nhiệm trong triển khai thực hiện Đề án 06 của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương được nâng lên, bước đầu đã tạo sự đồng thuận của người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo tiền đề cơ bản để đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 trong thời gian tới.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền về nội dung cơ bản của Đề án 06 được chú trọng đẩy mạnh, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, lợi ích của thẻ CCCD, định danh điện tử; … xây dựng 06 bài tuyên truyền, 01 phóng sự hướng dẫn công dân tạo tài khoản và sử dụng dịch vụ công trên Cổng dịch vụ trực tuyến, 01 phóng sự về tiện ích dịch vụ công; phát hành 5000 tờ rơi tuyên truyền về ứng dụng định danh quốc gia trên thiết bị di động (VneID), tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, kênh thông tin truyền thông, tuyên truyền cổ động trực quan (màn hình LED, màn hình điện tử), trên tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube), lồng ghép vào các cuộc họp, hội nghị, buổi tập huấn, qua hệ thống tin nhắn SMS… nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao hiểu biết về ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 06 trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 02/02/2023 “về tăng cường triển khai thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; trong đó yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội quyết liệt, kiên trì trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp bách của Đề án trong giai đoạn hiện nay. Xác định việc thực hiện Đề án là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và sự thành công của Đề án là yếu tố quyết định, đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số quốc gia.

Trong giai đoạn 2022-2025, Ban Chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện các nhóm  nhiệm vụ chung: Quán triệt tinh thần quyết tâm, quyết liệt, kiên trì trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án 06 của Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh đề ra, tạo sự lan tỏa trong hệ thống chính trị, đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ngành, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định; sự hành động đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ số hóa các loại hồ sơ, dữ liệu đang quản lý gắn với các biện pháp kiểm tra, xác thực tính chính xác của hồ sơ và làm sạch dữ liệu chuyên ngành trên cơ sở đối sánh thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm đảm bảo thông tin đưa lên hệ thống là đầy đủ, chính xác, phục vụ việc tái sử dụng hồ sơ, dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính, các giao dịch của công dân.

Tăng cường tuyên truyền sâu sộng đến các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, tiện ích của Đề án 06 để Nhân dân hưởng ứng thực hiện. Đặc biệt, công tác tuyên truyền phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng và sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương. Phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, địa phương, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng. Nội dung tuyên truyền phải được chuẩn bị chu đáo, súc tích, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhìn, dễ hiểu, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, địa phương, tận dụng ưu thế của mạng xã hội, các phương tiện thông tin truyền thông như: phát thanh, truyền hình, viễn thông, Internet, hệ thống thông tin cơ sở, tin nhắn SMS... đảm bảo công tác tuyên truyền được sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

 

Thúy Ngà

 

Lượt xem: 487
Văn bản mới
  • Số 34-CT/TU 20/04/2024 Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy tinh thần trách nhiệm, ...
  • Số 69-KH/BTGTU 16/04/2024 Kế hoạch triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội ...
  • Số 1184-CV/BTGTU 11/04/2024 Tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến ...
  • Số 173-HD/BTGTU 05/04/2024 Hướng dẫn Báo chí tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ...
  • Số 172 -HD/BTGTU 26/03/2024 Hướng dẫn công tác tuyên truyền tháng 4 năm 2024
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002832617
  •  Đang online: 68
  •  Trong tuần: 22.342
  •  Trong tháng: 131.568
  •  Trong năm: 533.658