Quan hệ Việt Nam và Cộng đồng Asean THÀNH QUẢ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐỒNG THUẬN In trang
11/01/2017 12:00 SA

Ngày 31/12/2015, ASEAN tuyên bố với khu vực và cả thế giới về hình thành cộng đồng, đây là mốc quan trọng trong tiến trình liên kết của khu vực trong gần thế kỷ qua. Từ 1/1/2016 ASEAN bước vào phát triển mới mức cao hơn, đó là tầm nhìn ASEAN 2025 với hoạt động trên cả 3 lĩnh vực, kinh tế- chính trị, an ninh, văn hóa - xã hội. Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện lộ trình trong 10 năm tới. Lào đề ra chủ đề năm 2016 với khẩu hiệu “Biến tầm nhìn thành hiện thực, vì một cộng đồng ASEAN năng động với 8 mục tiêu”, đó là: Triển khai tầm nhìn 2025; Thu hẹp khoảng cách phát triển; Thuần hóa thương mại; Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Du lịch; Kết nối dịch vụ hậu cần; Tăng cường sự tham gia phụ nữ; Bảo vệ các di sản văn hóa.

Những kết quả đáng ghi nhận:

Bước vào năm 2016, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biết hết sức phức tạp, mặc dù vậy, tiến trình xây dựng ASEAN ghi nhận được một số kết quả tích cực như sau:

Mức độ và phạm vi hợp tác về chính trị, an ninh tiếp tục được mở rộng không chỉ trong khối mà còn các đối tác bên ngoài. Đến nay gần 50% trong kế hoạch tổng thể về chính trị an ninh đã và đang được triển khai theo xu hướng tăng cường thúc đẩy đối thoại, tham vấn, xây dựng lòng tin. Về kinh tế: trong lúc tình hình kinh tế nói chung còn ảm đạm, dự báo kinh tế khu vực ASEAN vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 5%, việc triển khai những biện pháp còn lại của cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 đưa ASEAN thành thị trường thống nhất cuối năm ngoái thực hiện được 94%,. Về văn hóa - xã hội: có sự hợp tác về y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, môi trường an sinh xã hội, đặc biệt chú trọng hơn phát triển bền vững, vấn đề chống biến đổi khí hậu. Tại hội nghị cấp cao 28- 29 đã ký và thông qua gần 50 văn kiện đây là kết quả hết sức quan trọng.

Về đối ngoại: ASEAN tiếp tục thu hút sự quan tâm và tham dự các nước lớn ngoài khu vực. Tại hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ, với chuyến thăm Lào và tham dự hội nghị cấp cao vừa qua của Tổng thống Mỹ Obama. Tháng 5/2016 có cấp cao kỉ niệm giữa ASEAN với Nga thỏa thuận nâng tầm đối tác chiến lược. Tháng 6 tại Trung Quốc diễn ra cuộc gặp bộ trưởng ngoại giao đặc biệt ASEAN với Trung Quốc.

Hiện nay ASEAN chính thức có 11 đối tác, trong đó có 7 đối tác chiến lược, 3 đối tác toàn diện (Nga, Canada, EU) còn lại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Úc, Newdiland đều trở thành đối tác chiến lược ASEAN. Bên cạnh đó hiện nay có nhiều đối tác muốn làm đối tác lĩnh vực với ASEAN. Mới đây có Thụy Điển và Đức, trước đó có Nauy. Hiện có 26 nước tham gia cam kết hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC). Tại Hội nghị cấp cao vừa qua, có 4 quốc gia mới ký TAC, Chile, Izan, Ai Cập và Maroc. Với những thuận lợi trên, năm 2017, Philippin sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN, với chủ đề “Chung tay vì sự thay đổi và kết nối toàn cầu”, trong đó chú trọng an ninh hàng hải và kinh tế đổi mới sáng tạo.

Những tồn tại cần khắc phục

Phức tạp thứ nhất: Vấn đề đồng thuận lại trong ASEAN hiện nay đang là bài toán cần được giải quyết triệt để, nhất là tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 49 (tháng 7). Trong đó vấn đề Biển Đông, cũng như phán quyết của Tòa đều tiếp tục được nêu lên và trở thành chủ đề lớn. Nhưng các tuyên bố của cuộc gặp ASEAN với các đối tác vấn đề Biển Đông được đề cập một cách rất nhẹ nhàng, không đề cập đến bồi đắp, quân sự hóa, tiến trình pháp lý, ngoại giao, v.v..

Phức tạp thứ hai: Đó là vấn đề thiếu đoàn kết thống nhất trong ASEAN trên các vấn đề lớn đang thách thức khu vực, sự tự cường của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Hiện nay, quan điểm và cách ứng xử của ASEAN là rất khác nhau giữa mười quốc gia trên những vấn đề sau:

Vấn đề thứ nhất: Là ứng xử trước các điểm nóng ở khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông, vấn đề Bắc Triều Tiên, vấn đề khủng bố, vấn đề an ninh nguồn nước (liên quan đến vấn đề nước sông Mê- kông).

Vấn đề thứ hai: Quan điểm khác nhau trong ứng xử với các nước lớn, nhất là với Trung Quốc, Mỹ, Nhật.

Vấn đề thứ ba: Trong việc phát huy vai trò dẫn dắt của ASEAN trong các cơ chế do mình lập ra. Đó là ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng. Cũng như việc tham gia đóng góp vào các vấn đề toàn cầu. Trong những nội dung trên, vấn đề Biển Đông đang chia rẽ nội bộ ASEAN với các nhóm nước như sau:

Nhóm thứ nhất, tạm gọi là nhóm tích cực, gồm có Việt Nam, Philippines, Singapore, Indonesia và Malaysia, và những nước có quan điểm nhất quán về vấn đề Biển Đông và thường xuyên thúc đẩy hợp tác, đối thoại để kiểm soát xung đột, kiểm soát sự leo thang vì căng thẳng.

Nhóm nước thứ hai được đánh giá là nhóm nước trung bình gồm: Brunei, Myanmar và Thái Lan. Ba nước này chủ yếu theo đồng thuận ASEAN trong những vấn đề cốt lõi nhất, kêu gọi kiềm chế chung chung và nhất là tránh đề cập trực diện Trung Quốc.

Nhóm nước thứ ba, tạm gọi là nhóm nước tiêu cực gồm có: Campuchia, phần nào là Lào. Hai nước này rất ít khi nêu quan ngại, phát biểu thì mờ nhạt mà không phát biểu về vấn đề Biển Đông và đặc biệt khi xây dựng văn kiện chung thì bắt đầu cản trở. Ngoại trưởng Indonesia cho rằng, những gì đã xảy ra ở Côn Minh chính là sự cảnh tỉnh khả năng duy trì thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN và ASEAN chính là nạn nhân của nguyên tắc đồng thuận này, liệu đây có phải là cơ chế duy nhất để ASEAN xử lý những vấn đề cấp thiết hay cần có một cơ chế khác. Myanmar nhấn mạnh, ASEAN chỉ có thể chứng tỏ sự thống nhất và vai trò trung tâm nếu có tiếng nói chung khi mà đối mặt với những thách thức và liệu có nhất thiết tất cả phải đồng ý hay chỉ là đa số cũng được. Bên cạnh đó, ASEAN đang gặp khó khăn về vai trò dẫn dắt, lãnh đạo. Nhất là trong việc duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong khối.

Dư luận trong nước và thế giới cho rằng: Sau 21 năm tham gia ASEAN, thế và lực Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố, tăng cường. Việt Nam luôn nghiêm túc, đóng góp với tinh thần hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực. Việt Nam đã có nhiều sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng hợp tác toàn diện trong ASEAN, không bao giờ đặt lợi ích của mình lên trên hết. Việt Nam luôn thúc đẩy, đề cao chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các nước trong khu vực trên tinh thần thượng tôn pháp luật, luôn đề cao và thực hiện có chất lượng những cam kết, thỏa thuận trong khối, đặc biệt là xử lý các điểm nóng ở khu vực, ở Biển Đông có liên quan trực tiếp đến Việt Nam. Điều quan trọng bây giờ và tương lai, Việt Nam cần phải góp phần quyết định, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cộng đồng Asean đối với sự phát triển chung của cộng đồng, nhất là giải quyết những vấn đề nóng có liên quan đến lợi ích của các quốc gia là thành viên cộng đồng Asean.

Lượt xem: 2.342
Văn bản mới
  • Số 206-HD/BTGTU 23/12/2024 Hướng dẫn học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2025 “Học tập và ...
  • Số 92-KH/BTGTU 19/12/2024 Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2025
  • Số 1492-CV/BTGTU 18/12/2024 Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
  • Số 204-HD/BTGTU 09/12/2024 Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê ...
  • Số: 1720/STTTT - TTr 06/12/2024 Về việc cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào clip “nhạy ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004372785
  •  Đang online: 93
  •  Trong tuần: 28.449
  •  Trong tháng: 163.476
  •  Trong năm: 2.073.826