Về quyền bầu cử In trang
12/05/2016 12:00 SA

Chương II của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã quy định tại Điều 27 là “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Các quyền đó đã được Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 nói rõ tại Điều 2 về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử là “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này” . Như vậy, quyền bầu cử đã được quy định trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước ta , là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất trong c ác quyền cũng như nghĩa vụ của công dân được quy định từ Ðiều 20 đến Ðiều 31 của Chương II H í ến pháp hiện hành và đã được cụ thể hóa trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nói đến quyền bầu cử thì đây là một quyền của công dân thể hiện tính chất dân chủ của xã hội ta được thực hiện theo một trong những phương hướng quan trọng mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương...”. Khi nói đến Dân chủ thì cũng cần phải nắm rõ Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Hệ thống pháp luật nước ta quy định rõ hơn, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước…

Theo quy định của Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân thì mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri trừ các trường hợp mà pháp luật đã quy định là người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án; người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo và người mất năng lực hành vi dân sự. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú theo Điều 29. Sau khi danh sách cử tri được niêm yết một cách công khai (mà chậm nhất là ngày 12-4-2016) thì tất cả các công dân có quyền bầu cử phải đến xem để kiểm tra mình có tên trong danh sách cử tri hay không hoặc đã có tên nhưng có gì sai sót không? Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 33 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân thì khi phát hiện có sai sót thì cử tri có quyền khiếu nại đến cơ quan lập danh sách cử tri trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết và cơ quan này phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc đã hết thời hạn 5 ngày trên mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Tòa án có thẩm quyền giải quyết ở đây là Tòa án cấp huyện có cùng phạm vi địa giới hành chính với cơ quan lập danh sách theo khoản 3 Điều 29 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Thời hiệu khởi kiện 5 ngày trước ngày bầu cử (tức là chỉ đến hết ngày 16-5-2016) theo Điều 104 Luật Tố tụng hành chính. Khi nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án cấp huyện sẽ phân công ngay Thẩm phán thụ lý vụ án, ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và trong vòng 2 ngày thì phải xử vụ án hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện. Theo các điều 168, 169 và 172 Luật tố tụng hành chính năm 2010, bản án hoặc quyết định nói trên của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay mà không bị kháng cáo hoặc kháng nghị...

Điều đáng quan tâm nữa là trong trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xoá tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện…Theo quy định tại Điều 34, từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận được quy định theo mẫu sẵn có, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu thuộc địa phương mình bên cạnh tên cử tri cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.

Như vậy, quyền bầu cử là một quyền rất quan trọng do vậy một khi công dân đã có quyền bầu cử nhất thiết phải trực tiêp tham gia để được lựa chọn những đại biểu ưu tú mà mình tín nhiệm bầu vào các cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Tất cả các quy định trên nhằm đảm bảo quyền của cử tri đã được quy định trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước ta và là một trong những quyền chính trị quan trọng cũng như quyền tự do bầu cử để người dân phát huy quyền làm chủ cũng như thực hiện quyền làm chủ của mình.

Do vậy khi đi bầu mỗi cử tri cần xem xét kỹ danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã được công bố để đối chiếu với 5 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và 4 tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trực tiếp đi bầu cử chính là thực hiện tốt quyền của công dân cũng như đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân. Lá phiếu của mỗi cử tri là sự gửi gắm niềm tin và hy vọng vào các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như các cơ quan quyền lực đại diện cho chính mình sẽ tiếp tục đổi mới hoạt động trong nhiệm kỳ tới nhằm góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ để đưa đất nước tiếp tục phát triển về mọi mặt theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Bùi Thanh Long

Lượt xem: 2.564
Văn bản mới
  • Số 92-KH/BTGTU 19/12/2024 Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2025
  • Số 1492-CV/BTGTU 18/12/2024 Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
  • Số 204-HD/BTGTU 09/12/2024 Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê ...
  • Số: 1720/STTTT - TTr 06/12/2024 Về việc cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào clip “nhạy ...
  • Số 203-HD/BTGTU 04/12/2024 Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004344584
  •  Đang online: 94
  •  Trong tuần: 248
  •  Trong tháng: 135.275
  •  Trong năm: 2.045.625