Ờ GEH JƠNAU “KƠ NAU PÌT Ù TIAH  LÀNG BOL KÒN CAU K’HO TỜM BÒN K’RÈN, XÃ HIỆP AN, KƠ NHWÀL ĐỨC TRỌNG, CÀR LÂM ĐỒNG” In trang
23/02/2023 07:35 SA

Tú do, geh khà pang srá cih sơn đio hớ đang mạng neh cih lơh gồr gạch pơn rơ jơ nau “làng bol kòn cau  K’Ho tờm bòn K’Rèn, kơnhwàl Đức Trọng, càr Lâm Đồng geh pồl gơ noar kơ nau pìt ù tiah”. Bè pang srá “mèo lệ kúp geh ka”, ơlă pang srá bơ  chồl  tờm drá, rồn bơ klơn, bè “Việt Tân”, “Làng bol kòn cau geh bơta song ring”, “Srá cih gơboh dà lơgar” mơ oă pang srá ndai tai neh cih… “kung” “neh kúp jơnau bè càl khồm lơh pá bang” nàng hòi jà rơ gùm làng bol tờm drá mơ mpồl geh gơnoar, ơlă mpồl gơnoar đơs hớ đơm bè jơnau “geh gơ noar”, “khát gơboh”. Mơ ya jơnau ợ di bè hớ, mơ neh sơ luớ kọ gơs jù, lơh lệ jơh jơnau.

1
1

2
2

3
3

Bơ ta cri tơ ngơr dà dơng Ta Hoét (tờm xã Hiệp An, kơ nhwàl Đức Trọng, càr Lâm Đồng) pal geh lơh, tài bơh tớ nớ do dà dơng Tuyền Lâm tờm bòn dờng Đà Lạt mìng pà nggui tờm bòn dờng Đà Lạt in lơm, ợ ai dà tai nàng lơ broa sa mơ nggui pà kơ nhwàl Đức Trọng in, mơ ơlă ngai tơ nớ broa khoàng dà cát kung rơp jơh mơ pal jơh. Gen bè hớ mơr 500 lộ ù tiah lơh broă sa tờm kơ nhwàl Đức Trọng ợ geh dà tuh tai, lơh kal ke tus broa lơh sa mơ rài kis làng bol gút dar, tờm hớ geh làng bol tờm xã Hiệp An, (geh tơn làng bol bòn K’Rèn). Bơ dih tai, tú ợ geh dà dơng, tus nhai mìu dà bơh tô tih dờng gơ hòr lơh bam ù tiah, lơh roh oă bơ ta làng bol in, lài ngăn là ù tiah tờm bòn K’Rèn, K’Long.

Dà dơng Ta Hoét lơh gơs gen  pleh bơ ta ợ niam tú do: Dớ 1 kơr yan dà tih dờng bơh tô; Dớ 2 geh dà tuh  ơ nàng oă lộ r’lau tai tờ kơ nhwàl Đức Trọng mơ pà dà nggui làng bol in (2.080 lộ ù lơh broa sa tiah ndai mơ pà tai dà tuh 500 lồ tờm ù tiah dà dơng Tuyền Lâm), tờm hớ geh tơn hìu nhă làng bol bòn K’Rèn (geh 108 hìu nhă làng bol kòn cau) là cau nggui tơn dà do; Dớ 3 ù tiah geh niam wơl, gút dar geh tờm gơl lơh niam nàng lơh tiah tơn guh bơtào pà năc lòt nhơl tờm xã Hiệp An, kung bè kơnhwàl Đức Trọng.

Nàng geh lơh tơ ngơr dà dơng Ta Hoét, ù tiah geh ai wơl mơr 163 lộ, tờm hớ ù làng bol gam nggui lơh sa là 96,7 lộ, ơlă lộ gam wơl là nhiòng dà, dà croh, gùng lọt tus 167 hìu nhă (tờm hớ geh 108 hìu nhă làng bol kòn cau).

Tus tú do, oă hìu nhă geh ù ơm tàm bơta cri neh git kơluê kơnòl broă bơh làng bol, bài đòm, drờm ring nus, neh dờp priă, jào ù kờn geh mpồl gơnoar broă lơh bơta cri. Mơya lòt sờlớ wơl mơ bơta geh kwơ bal, dùl khà hìu nhă làng bol (oă ngan là ală hìu nhă làng bol kòn cau ết cau ơm kis tàm bòn K'Rèn mơ geh dùl ết hìu nhă làng bol kòn yoan ơm tờnớ) gam pơn ját prăp ù, ờ dờp pria tơm bơh oă tơngume ơn lík. Broă tòm do là mbề lơi?

Tơngume dớ dùl bơh đơs làh "càr Lâm Đồng lơh bơta cri tú ờ hềt geh Dàlơgar pà lơh". Broă ngăn làh: Bơta cri lơh dà dơng Ta Hoét neh geh Quốc hội pà lơh tềng dớ trơgùm dớ 7, Quốc hội khà XIV; geh Thủ tướng Chính phủ ơn tă priă bơh priă dàlơgar nàng geh bơyai lơh jăt bơta ơn tă sồ 1145/QĐ - Ttg ngai 29/7/2020 - mbề hớ "bơnah dàlơgar " jăt mbề làng bol dê lùp làh neh di. Bơh dih hớ, bơta cri do ơm tàm mpồl B ơn lăm tềng Jơnau 9, boh lăm bòrdong năm 2019 bơh mbề hớ bơta pà bòrdong jăt gơnoar Hội đồng nhân dân càr Lâm Đồng dê; tơnớ hớ, Ủy ban nhân dân càr ơn tă ală sră bơ àr pà bòrdong bớtbơtào lơh bơta cri làh di gơnoar, jăt sră bơ àr. Broă ai wơl ù  bơh dàlơgar ai wơl jăt gùng b khà 3 jơnau 62 Boh lăm ù tiah năm 2013; bơh hớ, broă ală mpồl gơnoar ăt broă ai wơl ù làh di jăt ơn lăm gùng boh lăm.

Tơngume dớ bàr, khà hìu cau đơs hơđăng kờnh lơgar pờ ơlă ơdú bơto bơtê broa lơh mơ tàm ơn rơn dáp broa lơh mơ ơlă khà cau neh bơsrăm klờng đại học, cao đẳng, trung cấp, kung bè khà it cau làng bol tờm bòn K’Rèn kông ơn yai tơng kời tú tơlik broa lơh (ợ găm khà ụ tiah dờng tam phan mơ na ha khà ụ tiah găm wơl dùl ết ir). Ngăn gơ, kwăng át bồ bòn neh jòi tus, lơh broa mơ ơlă hìu kă bro, mpồl broa gơ tup tus tờm kơnhwàl Đức Trọng nàng sền wơl bơta kờnh nggui dong khà cau lơh broa, boto broa lơh ját nus kờnh cau làng bol geh ụ tiah gơdi bơta broa ai, tơrgùm yăl sơnđio broa lơh, tề lăm ơlă hìu cau geh bơta kờnh bơto bơtê lơh broa pơ, lơh broa tiah pơ tờm kơnhwàl, dờng sơr gáp ơlă hìu tú neh geh bơto bơtê broa lơh gơ tùi geh broa lơh ring. Tus do, jăt bơta kờnh cau làng bol gen geh 21 nă cau neh geh broa lơh tờm ơlă hìu ká bro tờm tiah bòn bal mơ khà pria nhai ring. Bơta bơto bơtê broa lơh mơ ơlă khà cau ndai mơ yăl loh làng ơlă jơnau jòi cau lơh broa ơlă mpồl cau kă bro dê, gam pơn ját geh lơh, pơn lir loh làng tờm hiu lơh broa bòn K’Rèn nàng làng bol dan lơh broa.  

Tơngume dớ pe, ơlă hìu nhă yal gít “pria tơm pria ù ờ ris drờm mờ pria tách bơ dih”. Bơta do kung neh geh sền swì cah rơ na loh làng, tus do pria tơm pria ù dong kơl pơn drờm pà ơlă hìu làng bol tờm ơnih do in neh gơ guh tus 40% pơndrờm mơ pria yau, mơ khà bơh 290 triệu đồng/1 sào tus 471 triệu đồng/1 sào ját kờp ơnih ù tiah, ját jơ nau ơn lam, tờm hớ pria tơm wơl ơlă ló ù rệp gùng dà ris rơlau mơ ơlă ơ nih ờ niam, nàng sơn gáp di ngan pà cau tờm ù tiah. Bơ dih hớ, ját jơnau nền, ơlă khà ù tiah ơm bơdih nhàr ù geh ai wơl (gùng điện, ding tơn bòr dà…) lời lơh bơ ta cri ờ geh tơm wơl pria; mơya, kwang át bồ bòn neh sền wơl, nàng tơm dong kờl tàm jơnau broa do pà ơlă hìu nhă làng bol bòn K’Rèn đơs is mơ  làng bol geh ù tiah tìp ai wơl tờm bơ ta cri đơs bal.  

Tơngume lồi dút hớh là khà hìu nhă đơs hơ đăng pà git “Dà lơ gar ai wơl ù  nàng lơh ját bơ ta cri mơ ờ r’cang jòi tiah ơm pa gen cau làng bol ờ geh ù lơh sa tờm rài kis”. Mơya gó ngan, Ủy ban nhân dân kơnhwàl Đức Trọng neh cri ơn rơn dáp gam bớt bơ tàu tiah ơm pa pà ơlă hiu nhă làng bol kon cau ết cau geh ù cau ai wơl jat tơngume lơh dà dơng Ta Hoét, mơ khà ù mờr 48 lộ tờm xã Hiệp An; tiah do geh pơn dáp lơh gùng lọt, nàng cau lang bol in lơh broa sa, tam phan, ngăn geh khà cau găm geh dong kơl tơm nề nùn ját bơn kwoăt nền cê.

Ală jơ nau dan đơs, kòl kwoăh bơh bơ ta geh kwơ di geh, di gùng boh lam làng bol dê, neh geh kwăng tiah bòn mờ ală ơnih lơh b'roă gơdi lơgar sền swì, cah r’nha di pal, ngăn ngôn mờ di ját bơn kwoắt boh lăm.

Bè hớ, ờ tú lơi geh broa “làng bol kòn cau K’ Ho ơm tờm bon K’Rèn, xã  Hiệp An, kơnhwàl Đức Trọng, càr Lâm Đồng tìp gơ noar kwang bòn pìt kơ nau ù tiah”! bơ ta ngăn ngồn tơnớ broa hớ là rơp geh dùl khà cau kờn lời prăp ù, ờ  bài jào ù nàng roat, tách bro ù tiah, tờm ơnih lơh bơta cri, nàng sa woá is. Broa   dùl khà hìu nhă làng bol kòn cau ết cau đơs là “ù tiah bơh rài ông pàng lời” “gen pal prap lời ù lơh sa pà cau rài do bu lah gít loh túp ơn yai tú ờ geh dà dơng Ta Hoét - hớ là ờ gít kơ nòl broa mơ ơlă kòn sau rài tơ nớ ơm tờm bòn K’Rèn, xã  Hiệp An, kơnhwàl Đức Trọng đơs is, ờ gít kơ nòl broa mờ mpồl cau đơs bal./.

Bản dịch tiếng Việt:

Không có chuyện “Người dân tộc K’ho ở thôn K’rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị cướp đất”

Hiện nay, trên một số trang mạng xã hội xôn xao về thông tin “người dân tộc K’Ho ở thôn K’Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị chính quyền cướp đất”. Như “mèo mù vớ được cá rán”, các trang phản động, khủng bố như “Việt Tân”, “Người Thượng Vì Công Lý”, “Nhất ký yêu nước”… cũng “mượn gió bẻ măng” để xúi bẩy người dân chống phá chính quyền, cơ quan chức năng dưới cái mác vì “dân chủ”, “nhân quyền”. Thế nhưng sự thật đã bị đổi trắng thay đen, bóp méo đến trắng trợn và cần phải được tỏ rõ về sự việc này.

VÌ SAO CẦN PHẢI THU HỒI ĐẤT?

Việc thu hồi đất là để thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét (tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) với diện tích thu hồi khoảng 163 ha, trong đó đất của người dân sử dụng là 96,7 ha, diện tích còn lại thuộc sông, suối, đường đi liên quan đến 171 hộ (có 108 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số).

Dự án này cần phải triển khai vì sự cấp thiết khi sắp tới hồ chứa Tuyền Lâm tại TP. Đà Lạt sẽ chỉ tập trung cung cấp nước cho TP. Đà Lạt, dừng điều tiết nước để phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho huyện Đức Trọng và tương lai việc khoan giếng khai thác mạch nước ngầm sẽ bị hạn chế, dần phải chấm dứt. Hệ quả dẫn đến gần 500ha đất phụ thuộc của huyện Đức Trọng sẽ gặp khó khăn về nguồn nước tưới, tác động thẳng đến việc sản xuất và đời sống của người dân với khu vực ảnh hưởng trực tiếp là xã hiệp an, (trong đó có thôn K’Rèn). Ngoài ra, khi không có hồ điều tiết nước, thực trạng đến mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về rất nhanh gây ngập úng, gây thiệt hại không hề nhỏ cho người dân, nhất là tại các khu vực thôn K’Rèn, K’Long.

Hồ chứa nước ta hoét hoàn thành sẽ giải quyết được các vấn đề tiêu cực hiện nay: (1) cắt lũ cục bộ từ thượng nguồn; (2) cấp nước tưới cho phạm vi diện tích đất rộng hơn của huyện Đức Trọng và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân (2.080ha đất nông nghiệp cho các khu vực khác và cấp nước tưới bổ sung cho 500 ha thuộc khu tưới của hồ Tuyền Lâm), trong đó chính các hộ dân tại thôn K’RÈN (bao gồm 108 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số) là đối tượng hưởng lợi trực tiếp; (3) môi trường được cải tạo, cảnh quan thay đổi tạo cơ chế để phát triển du lịch tại khu vực xã Hiệp An, cũng như đối với huyện Đức Trọng.

SỰ THẬT VỀ CÁC LÝ DO MÀ MỘT SỐ HỘ DÂN KHÔNG CHỊU GIAO ĐẤT?

Cho đến nay, nhiều gia đình có đất thuộc dự án đã nhận thức được trách nhiệm vì cộng đồng, rất ủng hộ, đồng thuận, đã nhận tiền, bàn giao mặt bằng để cơ quan chức năng làm dự án. Tuy nhiên, đi ngược lại lợi ích chung, một số hộ dân (chủ yếu là các hộ người đồng bào thiểu số sinh sống tại thôn K’Rèn và có một số hộ người Kinh đứng sau) vẫn tiếp tục giữ đất, không nhận tiền đền bù với đủ các lí do đưa ra. Thực hư ra sao?

Lý do thứ nhất vì cho rằng “tỉnh Lâm Đồng làm dự án khi chưa có sự cho phép của Trung ương”. Sự thật là: Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV; được Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn từ ngân sách trung ương để triển khai thực hiện tại Quyết định số 1145/QĐ-TTg ngày 29/7/2020 – như vậy “về phía Trung ương” theo thắc mắc của người dân là đã thỏa đáng. Ngoài ra, dự án này thuộc nhóm B quy định tại Điều 9, Luật đầu tư công năm 2019 vì vậy quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Lâm Đồng; sau đó, UBND tỉnh ban hành các văn bản phê duyệt quyết định đầu tư xây dựng công trình là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Việc thu hồi đất thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi theo điểm b khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013; do đó, việc các cơ quan chức năng thu hồi đất là đúng theo quy định pháp luật.

Lý do thứ hai, số hộ dân nêu trên muốn nhà nước mở các lớp đào tạo nghề và bố trí việc làm đối với các trường hợp đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, trung cấp, cũng như một số lao động tại thôn K’Rèn bị ảnh hưởng sau khi triển khai dự án (không còn diện tích đất để sản xuất hoặc diện tích đất sản xuất còn lại ít). Thực tế, chính quyền địa phương đã liên hệ, làm việc với các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện Đức Trọng để rà soát nhu cầu sử dụng lao động, đào tạo nghề theo nguyện vọng của người dân có đất bị thu hồi tại dự án, tổ chức phiên giao dịch việc làm, định hướng cho các hộ có nhu cầu về ngành nghề đào tạo, thị trường lao động của huyện nhằm đảm bảo sau khi các hộ dân được đào tạo nghề sẽ có việc làm ổn định. Đến nay, theo nhu cầu của người dân thì có 21 lao động đã được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn với mức lương ổn định. Việc đào tạo nghề cho các trường hợp khác và công khai thông tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện, niêm yết công khai tại hội trường thôn K’Rèn để người dân có nhu cầu đăng ký.

Lý do thứ ba các hộ dân cho rằng “giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường”. Vấn đề này cũng đã được xem xét, giải quyết cụ thể, cho đến nay giá bồi thường, hỗ trợ bình quân cho các hộ dân tại khu vực này đã tăng lên khoảng 40% so với giá cũ với mức dao động khoảng từ 290 triệu đồng/1 sào - 471 triệu đồng/1 sào tùy từng khu vực theo quy định, trong đó giá trị bồi thường các thửa đất có vị trí thuận lợi sẽ cao hơn so với các vị trí không thuận lợi nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sử dụng đất. Ngoài ra, theo quy định, các tài sản nằm ngoài ranh giới thu hồi (đường điện, ống tải nước…) để thực hiện dự án sẽ không được bồi thường; tuy nhiên, chính quyền địa phương đã xem xét, giải quyết bồi thường hỗ trợ đối với nội dung này cho các hộ dân thôn K’Rèn nói riêng và người dân có đất bị thu hồi trong dự án nói chung.

Lý do cuối cùng đó là số hộ dân nêu trên cho rằng “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án mà không bố trí tái định canh thì người dân không có đất để sản xuất ổn định cuộc sống”. Tuy nhiên, thực tế thì UBND huyện Đức Trọng đã tiến hành bố trí, đang xây dựng khu vực tái định canh cho các hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số có đất bị thu hồi thuộc dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, đối với diện tích khoảng 48,0 ha tại xã Hiệp An; khu vực này được đầu tư đường, điện để người dân thuận tiện canh tác, sản xuất, thậm chí từng đối tượng còn có quy định mức hỗ trợ cụ thể.

Những kiến nghị, vướng mắc về quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân cơ bản đều đã được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết hợp lý, sát thực tế và đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, hoàn toàn không có chuyện “người dân tộc K’Ho ở thôn K’rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị chính quyền cướp đất”! Sự thật đằng sau vụ việc chính là sự xuất hiện của một số trường hợp đang cố tình giữ đất, không tự nguyện bàn giao nhằm mua bán, sang nhượng đất đai trong vùng dự án nhằm trục lợi cá nhân. Việc một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số khăng khăng cho rằng “bao đời tổ tiên khai phá” nên phải giữ đất sản xuất cho thế hệ hiện tại mặc dù biết rất rõ hệ lụy khi không có hồ chứa nước Ta Hoét - chính là không có trách nhiệm với các con cháu thế hệ sau này ở ngay tại thôn K’Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng nói riêng, không có trách nhiệm với cộng đồng nói chung.

 

 

Lâm Thông

 

 

 

 

 

 

 

Lượt xem: 1.419
Văn bản mới
  • Số 198-HD/BTGTU 01/11/2024 Hướng dẫn công tác tuyên truyền và tuyên truyền miệng tháng 11 năm 2024
  • Số 1423-CV/BTGTU 28/10/2024 Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024)
  • Số 1415-CV/BTGTU 23/10/2024 Hướng dẫn trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 ...
  • Số 9743-HD/BTGTW 16/10/2024 Hướng dẫn trang trí khánh tiết đại hội đảng bô các cấp nhiệm kỳ 2025-2023 ...
  • Số 88-KH/BTGTU 15/10/2024 Kế hoạch điều tra dư luận xã hội “Tình hình triển khai và kết quả ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004104837
  •  Đang online: 239
  •  Trong tuần: 32.648
  •  Trong tháng: 108.297
  •  Trong năm: 1.805.878