Sáng nay, 17/8, Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 11 (vòng IV) với chủ đề: “Báo chí tuyên truyền thúc đẩy Chuyển đổi xanh” chính thức diễn ra tại Đà Lạt.
Các đại biểu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các đại biểu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội thảo được diễn ra đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 47 năm ngày Báo Lâm Đồng phát hành số đầu tiên (19/8/1977 - 19/8/2024) và hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự.
Các đại biểu lãnh đạo các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành trong tỉnh tham dự hội thảo.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Bùi Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo 19 cơ quan báo Đảng khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và nhiều cơ quan báo chí trong cả nước.
Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự hội thảo.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, nhà báo Hồ Thị Lan - Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng khẳng định: Chuyển đổi xanh là một trong những nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta luôn xác định trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Một yếu tố quan trọng để thúc đẩy Chuyển đổi xanh ở Việt Nam là việc thể hiện trách nhiệm và sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vi, doanh nghiệp và của cả cộng đồng, trong đó có báo chí. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với chức năng, nhiệm vụ của mình, báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo Đảng địa phương nói riêng đã thể hiện rõ bản lĩnh trên mặt trận thông tin, tuyên truyền; cổ vũ có hiệu quả, lan tỏa động lực thúc đẩy Chuyển đổi xanh và góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức, hành động và sự đồng thuận của xã hội trước vấn đề này.
Hội thảo lần này cũng là dịp báo Đảng các tỉnh, thành phố trong khu vực trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn; những thuận lợi, khó khăn về công tác tuyên truyền Chiến lược quốc gia về Chuyển đổi xanh nhằm hướng đến một môi trường xanh và phát triển bền vững.
Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đánh giá cao công tác tổ chức hội thảo của Báo Lâm Đồng và khẳng định đây là hội thảo rất có ý nghĩa bởi không chỉ có sự tham gia của 19 báo Đảng trong khu vực mà còn có sự góp mặt của nhiều cơ quan báo chí trên khắp cả nước.
Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự hội thảo.
Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự hội thảo.
Hội thảo rất có ý nghĩa vì đã chọn một chủ đề rất thời sự hiện nay, đó là chuyển đổi xanh. Đối với Lâm Đồng, chủ đề này càng ý nghĩa, thiệt thực hơn trong bối cảnh địa phương bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nắng nóng, thiên tai ngày càng gia tăng. Điều này đã gây không ít khó khăn trong đời sống, sản xuất nông nghiệp của người dân.
Các tham luận đã đề cập đến nhiều khía cạnh và nêu lên đặc trưng của từng địa phương trong quá trình Chuyển đổi xanh. Đây cũng sẽ là nguồn tài liệu rất có giá trị để các địa phương tham khảo trong quá trình đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về Chuyển đổi xanh.
Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự hội thảo.
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng mong các đại biểu sẽ tập trung trao đổi, đóng góp ý kiến sát với thực tiễn, góp phần nâng cao công tác tuyên truyền để các tầng lớp Nhân nhân được tiếp cận, nhận thức đúng về Chuyển đổi xanh. Từ nhận thức đúng và đủ thì sẽ có suy nghĩ tích cực, dẫn đến hành động quyết liệt và thiết thực trong đời sống.
Quang cảnh Hội thảo.
Trong khuôn khổ Hội thảo, 19 cơ quan báo Đảng trong khu vực đã cùng có những tham luận khẳng định tính đúng đắn về chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với chuyển đổi xanh; nêu bật được vai trò, trách nhiệm của báo chí nói chung, của báo Đảng địa phương nói riêng nhằm góp phần thay đổi tư duy, chuyển biến nhận thức, hành động cụ thể trong cộng đồng để cùng chung tay thúc đẩy chuyển đổi xanh một cách bền vững; tập trung làm sáng tỏ những mối quan tâm, đề ra các phương thức hoạt động, các giải pháp, phương pháp phù hợp, công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ... để nâng cao hiệu quả, chất lượng các tác phẩm báo chí về tuyên truyền thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Nhà báo Hồ Thị Lan - Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng phát biểu đề dẫn Hội thảo.
Một số tham luận của các báo đã đề cập đến những vấn đề tính thời sự, có tính phản biện và đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp hữu ích trong công tác tuyên truyền chuyên sâu về chuyển đổi xanh như: Báo chí tuyên truyền chuyển đổi xanh trước xu thế biến đổi khí hậu rõ nét; báo chí với việc tuyên truyền thúc đẩy chuyển đổi xanh trong nông nghiệp địa phương, trong phát triển du lịch bền vững; chuyển đổi xanh và vai trò của báo chí, truyền thông; Ứng dụng đa phương tiện trong tuyên truyền chuyển đổi xanh...
Báo chí cần chỉ ra con đường để thực hiện thành công chuyển đổi xanh
Sau COP 26 năm 2021 với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, quyết tâm thực hiện chuyển đổi xanh được Đảng, Nhà nước ta triển khai thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên, cho đến nay, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và ngay cả trong hệ thống chính trị, cơ quan nhà nước... hiểu, nắm rõ các vấn đề liên quan để triển khai thực hiện chuyển đổi xanh, dám chắc là còn mơ hồ.
Thế nào là chuyển đổi xanh? Thực hiện chuyển đổi xanh nhằm mục đích gì? Lĩnh vực nào sẽ thực hiện chuyển đổi? Kinh tế xanh có phải tiên phong hay không? Đâu là mô hình, cách làm để chuyển đổi thành công? Nguồn lực ở đâu để thực hiện chuyển đổi? Vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong quá trình này thể hiện như thế nào?...
Hàng loạt vấn đề nêu trên cần được các cơ quan báo chí, nhất là hệ thống báo Đảng của chúng ta quan tâm tuyên truyền. Cái khó đối với các cơ quan báo chí là thông tin nguồn còn hạn chế, các khái niệm, vấn đề, mô hình, cách làm hoàn toàn mới đòi hỏi các nhà báo phải nghiên cứu chuyên sâu nhưng chuyển tải thông tin một cách dễ hiểu. Với nhiệm vụ truyền thông chính sách, sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước và hợp tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp, tôi tin rằng báo chí sẽ làm cho xã hội nhận thức sâu sắc, có quyết tâm cao từ nhiều bên để Việt Nam thực hiện thành công chuyển đổi xanh!
Nhà báo NGUYỄN MINH ÐỨC - Tổng Biên tập Báo Hà Nội mới
Đồng thời, đại diện lãnh đạo một số cơ quan báo chí trong nước như: Nhân Dân, Hànộimới, Sài Gòn Giải Phóng… cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hay trong quá trình thực hiện tuyên truyền thúc đẩy chuyển đổi xanh gắn với chuyển đổi số báo chí nhằm xây dựng các cơ quan báo Đảng trong khu vực theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; cách thức tổ chức, tuyên truyền như thế nào để chuyển tải nội dung này vào thực tiễn cuộc sống đầy sinh động, phong phú… Để từ đó có những kiến nghị, đề xuất đến cấp ủy, chính quyền các địa phương cần có sự quan tâm về cơ chế, chính sách; đầu tư về nguồn lực tài chính, con người, thiết bị để các cơ quan báo Đảng trong khu vực ngày càng làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền về mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Góp phần nâng cao nhận thức “xanh” trong doanh nghiệp và cộng đồng
Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã định rõ mục tiêu tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Nhận diện vấn đề này từ rất sớm, ngay từ năm 2005, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) đã xây dựng và triển khai công tác truyền thông “Xanh”. Trong đó, tập trung vào mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức “Xanh” trong doanh nghiệp và cộng đồng.
Cụ thể, từ năm 2005, Báo SGGP đã thành lập chuyên trang Môi trường - Đô thị xanh. Đến năm 2006, Giải thưởng Doanh nghiệp Xanh được Báo SGGP tổ chức và sau đó được UBND TP Hồ Chí Minh ủng hộ mạnh mẽ, nâng lên thành giải thưởng cấp thành phố. Giải thưởng này cũng nhận được sự quan tâm tích cực từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tiếp đó, đến năm 2010, Chiến dịch Tiêu dùng xanh được Báo SGGP triển khai, góp phần hoàn thiện hoạt động truyền thông “Xanh” của Báo, với 3 trụ cột: Xây dựng Thương hiệu Xanh cho doanh nghiệp; Gia tăng nhận diện Doanh nghiệp xanh cho cộng đồng; Lan toả thông tin sâu rộng trong cộng đồng.
Đến nay, hoạt động truyền thông Xanh của Báo SGGP được phát triển và mở rộng trên toàn bộ hệ sinh thái SGGP gồm các ấn phẩm báo in và báo online. Sự đa dạng về thể loại và ngôn ngữ của các ấn phẩm Báo SGGP là lợi thế và là thế mạnh để thông tin của báo lan toả sâu rộng đến doanh nghiệp và cộng đồng người dân. Cụ thể hơn, Báo đã thành lập chuyên mục Doanh nghiệp Xanh để xây dựng câu chuyện thương hiệu xanh; làm đầu mối kết nối và phát huy sức mạnh đa kênh truyền thông với các đơn vị truyền thông khác để tăng khả năng phủ sóng thông tin, hiệu ứng về chuyển đổi xanh trong cộng đồng.
Báo SGGP cũng kiến tạo hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xanh và những doanh nghiệp cần hoàn thiện tiêu chuẩn xanh; ký kết với các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Satra, MM Mega… để xây dựng và triển khai chương trình kích cầu tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp xanh, nhằm gia tăng nhận diện người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp xanh, từ đó, ưu tiên tiêu dùng sản phẩm này...
Có thể nhấn mạnh rằng, hiện nay, mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là một mảnh ghép xanh trong “tấm hộ chiếu” thông hành xanh. Muốn tấm hộ chiếu xanh trở nên “quyền lực”, cần có sự hợp lực tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần để các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững phát triển mạnh mẽ hơn, hướng tới sự thay đổi bền vững hơn trong tương lai.
Nhà báo NGUYỄN KHẮC VĂN - Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Sài Gòn Giải Phóng
Báo chí góp tiếng nói tích cực vào tiến trình chuyển đổi xanh
Những nghịch lý của quá trình phát triển đòi hỏi chúng ta phải thay đổi xu hướng và chuyển đổi xanh là một trong những cách mà cả nhân loại đều đang hướng tới. Tất nhiên, khi thế giới đã áp dụng điều này từ nhiều năm trước thì Việt Nam chỉ mới bắt đầu tiếp cận. Bởi vậy, những “định dạng”, “mô hình” và cách “kiến tạo” một nền kinh tế phát triển có sự tôn trọng, thân thiện và hài hòa với thiên nhiên đang được khuyến khích. Trong đó, chúng ta ghi nhận những cơ sở sản xuất góp phần tái tạo môi trường hoặc ít thải khói bụi, xả khí thải carbon ở mức độ cho phép, hạn chế thấp nhất hiệu ứng nhà kính và sử dụng nguồn năng lượng không quá ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái…
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên được thiên nhiên ban tặng một hệ sinh thái tuyệt vời, có rừng, có biển, có tài nguyên mặt đất, mặt biển, dưới lòng đất và đáy đại dương. Nhiều năm qua, chúng ta đã khai thác thiếu khoa học, thiếu tôn trọng và có lúc lãng quên cả sự cân bằng cần có của tự nhiên. Phát triển nóng, đôi lúc bất chấp của nền kinh tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, tạo nên những hệ lụy ở nhiều lĩnh vực và gây hại trực tiếp cho những sản phẩm của chúng ta làm ra. Sản phẩm sẽ mất giá khi sản xuất trong một không gian xâm hại tới thiên nhiên mà các định chế quốc tế đã quy định, mà cà phê canh tác trên đất rừng là một ví dụ. Bởi vậy, một nền kinh tế làm tốt quy trình chuyển đổi xanh sẽ hạn chế phần nào những tiêu cực đó.
Để tuyên truyền cho xu hướng chuyển đổi xanh, báo chí với vai trò của mình sẽ “bắc những nhịp cầu” từ các nhà quản lý, quy hoạch, hoạch định chính sách, khoa học đến với cộng đồng doanh nghiệp và người dân; và theo chiều ngược lại. Từ đó, chúng ta chuyển tải những thông tin rõ ràng cả từ hai phía, ngõ hầu khai mở những nội dung, luận chứng cụ thể của quá trình “chuyển đổi xanh”. Trong quá trình đó, báo chí cũng kịp thời phát hiện, biểu dương những mô hình tốt, những cách làm hay và mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, trên các ấn phẩm, các nền tảng Báo Nhân dân cũng thiết kế nhiều tuyến thông tin tuyên truyền theo hướng này và đã được các cấp, các ngành và bạn đọc ghi nhận…
Nhà báo UÔNG THÁI BIỂU - Phụ trách Báo Nhân Dân khu vực Tây Nguyên
Tại Hội thảo lần này, Ban Tổ chức đã trao Cờ đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 12 (vòng IV) cho đại diện Báo Phú Yên.
Chủ trì Hội thảo.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tặng hoa chúc mừng Hội thảo.
Nhà báo Uông Thái Biểu trao lẵng hoa của đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, chúc mừng Hội thảo.
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Thái Học phát biểu tại Hội thảo.
Quảng cảnh Hội thảo.
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng trao Cờ đăng cai tổ chức Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung - Tây Nguyên lần thứ 12 (Vòng IV) cho đại diện lãnh đạo Báo Phú Yên.
Các phóng viên tham dự và tác nghiệp tại Hội thảo.
(LĐ online)