Đầu tư vào hành tinh của chúng ta In trang
04/04/2023 01:43 CH

Năm 1969, John McConnell đề xuất một ngày có chủ đề bảo vệ môi trường tại Hội nghị của UNESCO. Đề xuất này đã được thông qua và kết quả là Earth Day đầu tiên được tổ chức vào 21/3/1970. Ý nghĩa của Earth Day là bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất, còn có nghĩa như sự tái sinh của trái đất và đối tượng thực hiện điều đó chính là con người. Thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn của ngày lễ, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đã chính thức công nhận ngày 21/3 là ngày lễ quy mô quốc tế.

Một biểu tượng về Ngày Trái đất.
Một biểu tượng về Ngày Trái đất.

Nhằm bảo vệ trái đất nên Ngày Trái Đất đã được thành lập cùng năm với Earth Day. Ngày Trái Đất được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 22/4/1970 tại Mỹ, do Gaylord Nelson, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất tổ chức, với hơn 20 triệu người đã hưởng ứng các hoạt động của ngày lễ đó. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hợp quốc tuyên bố ngày 22/4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day), phổ biến với tên gọi Ngày Trái Đất, nhằm nâng cao nhận thức và giá trị về môi trường tự nhiên của hành tinh xanh.

Như vậy, Ngày Trái Đất là một trong những ngày lễ được lập ra với nội dung bảo vệ môi trường. Ngày Trái Đất, hay còn gọi là Earth Day, là ngày 22/4 hàng năm theo lịch dương và không thay đổi qua các năm. Theo đó, trong năm 2023, ngày này sẽ rơi vào thứ 2 tuần thứ 5 của tháng 4. Trong Earth Day, có rất nhiều hoạt động khác nhau được chọn để hưởng ứng. Tùy vào từng khu vực mà người quản lý hoặc mọi người tự thống nhất với nhau lựa chọn công việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Các hoạt động thường được người dân thực hiện là: làm vệ sinh chung quanh nơi ở, trồng thêm nhiều cây xanh, chăm bón cây theo phương pháp hữu cơ, sử dụng năng lượng sạch từ gió, ánh sáng mặt trời và thủy triều, giảm bớt dùng điện gia dụng, ít dùng xăng, dầu, những chất dùng để đốt, tái sử dụng bao, túi nilon thay vì vứt bỏ; hạn chế nhận túi nilon từ các cửa hàng, tuyên truyền về ngày này cho những người khác, hạn chế sử dụng giấy và thay thế bằng các thiết bị điện tử.

Theo trang earthday.org, trang chính thức của nhà tổ chức toàn cầu của Earth Day, chủ đề của ngày lễ năm 2023 vẫn tương tự 2022 là “Invest in Our Planet”, nghĩa là “Đầu tư vào hành tinh của chúng ta”. Chiến lược của hoạt động năm nay là thu hút các cơ quan cấp cao, doanh nghiệp và hơn 1/8 dân số thế giới tham gia vào các hoạt động xanh ở địa phương.

Cụ thể hơn, con người luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người đã gây ra nhiều thiệt hại và khiến các tài nguyên ô nhiễm ít nhiều. Điều này cũng gây ảnh hưởng ngược lại đến con người. Chính vì vậy, Earth Day ra đời mang ý nghĩa khuyến khích mọi người trên toàn thế giới nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Việt Nam đã triển khai thực hiện chương trình “Vì một Việt Nam Xanh-Chung sức trồng 1 tỷ cây xanh” giai đoạn 2021-2025…

Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam và hơn 150 quốc gia trên thế giới đã có những cam kết thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt nỗ lực thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhằm giữ mức nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,50C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ngày 30/01/2022, Văn phòng Chính phủ phát Thông báo số 30/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Ngày 13/4/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giai đoạn 2016 - 2022, công tác bảo vệ môi trường tại Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và Nhân dân về công tác này từng bước được nâng lên. Công tác bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ riêng của ngành chức năng quản lý mà được sự quan tâm và chung tay góp sức của mọi tầng lớp trong xã hội, từ đó tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Vai trò công tác bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, các cấp, các ngành ký kết nhiều chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường; việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thông qua nhiều hình thức: tổ chức các ngày kỷ niệm: Ngày môi trường thế giới, Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới, Giờ Trái Đất... Lâm Đồng đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 02-KL/TW, ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, việc thực thi pháp luật của các tổ chức, cá nhân đạt được nhiều kết quả tốt; hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thành lập mới có hồ sơ môi trường theo đúng quy định, tăng cường đầu tư công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Nội dung bảo vệ môi trường được đưa vào các cam kết, hương ước, là tiêu chí quan trọng để xem xét, công nhận nông thôn mới, gia đình, buôn, thôn, khu phố và cơ quan văn hóa, góp phần cải tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Xác định bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của Nhân dân; ngày 09/6/2022 Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Với những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức, hành động về bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát và khắc phục các nguồn gây ô nhiễm môi trường; đổi mới, hoàn thiện các cơ chế, chính sách; tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo vệ môi trường, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường. Tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết đến các tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động thực hiện Nghị quyết.

 

Hoàng Khôi

Lượt xem: 809
Văn bản mới
  • Số 198-HD/BTGTU 01/11/2024 Hướng dẫn công tác tuyên truyền và tuyên truyền miệng tháng 11 năm 2024
  • Số 1423-CV/BTGTU 28/10/2024 Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024)
  • Số 1415-CV/BTGTU 23/10/2024 Hướng dẫn trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 ...
  • Số 9743-HD/BTGTW 16/10/2024 Hướng dẫn trang trí khánh tiết đại hội đảng bô các cấp nhiệm kỳ 2025-2023 ...
  • Số 88-KH/BTGTU 15/10/2024 Kế hoạch điều tra dư luận xã hội “Tình hình triển khai và kết quả ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004122246
  •  Đang online: 141
  •  Trong tuần: 141
  •  Trong tháng: 125.706
  •  Trong năm: 1.823.287