Bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo In trang
14/11/2022 07:47 SA

Nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chia sẻ một số thông tin của ngành GDĐT tỉnh với bạn đọc Báo Lâm Đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp trao Bằng khen cho các Tập thể lao động xuất sắc năm học 2021-2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp trao Bằng khen cho các Tập thể lao động xuất sắc năm học 2021-2022.

Phóng viên: Một năm học có nhiều biến động và đổi mới vừa đi qua, để thích ứng và đáp ứng cần những đổi mới về quản lý, điều hành, bà có thể cho biết điểm mới đó là gì và những kết quả tiêu biểu mà ngành GDĐT Lâm Đồng đạt được?

Bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

      Bà Phạm Thị Hồng Hải: Về công tác quản lý, điều hành, đó là triển khai phổ biến, quán triệt và xây dựng các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2021 theo các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và quyết định của UBND tỉnh... theo phương châm hành động năm 2021 của Chính phủ “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển” và chủ đề năm 2021 của Tỉnh ủy Lâm Đồng “Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, hành động quyết liệt, biến thách thức thành cơ hội, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”. Cùng với đó là tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết và quyết định của tỉnh; trong đó, tập trung hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 82%; tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi hoàn thành chương trình trung học phổ thông và tương đương 82%...

Về kết quả tiêu biểu, có một số lĩnh vực sau: Công tác rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT, tiếp tục triển khai thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục theo các văn bản chỉ đạo của tỉnh. Năm học 2021-2022, toàn ngành có 686 đơn vị trường học; trong đó, mầm non 231 trường, tiểu học 226 trường, THCS 157 trường, THPT 59 trường, GDTX và GDNN 12 trung tâm và một trường cao đẳng sư phạm. Tổng số học sinh toàn tỉnh là 334.375 em; 21.988 cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV); trong đó có 64 trường ngoài công lập với 17.949 học sinh.

Về nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ GV và CBQL giáo dục các cấp, Sở chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở, thực hiện 3 công khai tại cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT và thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên cơ bản đủ về số lượng, có chất lượng, đảm bảo thực hiện công tác quản lý, dạy học trong các đơn vị, có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tận tuỵ với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tiếp tục xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành theo đặt hàng và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Kết quả, gần 2.000 CB, GV được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Đó còn là phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, GDPT; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên. Một vài dẫn chứng như: Giáo dục mầm non, đảm bảo mỗi xã, phường có ít nhất một trường mầm non công lập, đảm bảo tỷ lệ 1 phòng học/lớp; sĩ số trẻ em trên nhóm, lớp đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có đủ thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định... Với Giáo dục tiểu học, hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 3 đảm bảo đúng quy định, triển khai công tác dạy học theo chương trình SGK lớp 1, 2 và tài liệu giáo dục địa phương. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,8%. Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học 100%. Với Giáo dục trung học, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy và học, triển khai hồ sơ, sổ sách điện tử trên hệ thống phần mềm vnEdu...

Phóng viên: Thưa bà, sự nỗ lực của ngành GDĐT là rất đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, kết quả đạt được còn thể hiện sự quan tâm đối với sự nghiệp giáo dục của lãnh đạo các cấp. Bà có thể nêu một vài nội dung thực hiện các chương trình triển khai của ngành nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW về công tác đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương?

Bà Phạm Thị Hồng Hải: Các chương trình triển khai thực hiện bao gồm: Tăng cường thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý. Tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GDĐT; rà soát, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành theo chức năng quản lý nhà nước của Sở GDĐT phù hợp với các luật, nghị định, thông tư, quyết định của Trung ương, bộ, tỉnh mới ban hành, phù hợp với thực tiễn địa phương. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2025 theo quy định.

Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành GDĐT thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức, triển khai hiệu quả các chương trình về “Sức khỏe học đường”, “Y tế trường học”; Đề án tổng thể Phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học...

Đó còn là tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn ngành; xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình về Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường...

Về nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ GV và CBQL giáo dục các cấp, tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế GV cho các địa phương, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng GV các môn học mới trong Chương trình GDPT 2018... Bên cạnh đó là các chương trình: Thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Hội nhập quốc tế trong giáo dục. Mỗi Chương trình đều có những kế hoạch hoạt động cụ thể và đạt được những kết quả rất ý nghĩa.

Đồ họa: Hạ An
Đồ họa: Hạ An

Phóng viên: Để góp phần cùng tỉnh triển khai thành công Nghị quyết 01/NQ-CP tại Lâm Đồng, ngành đã và tiếp tục tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa giám đốc?

Bà Phạm Thị Hồng Hải: Thứ nhất, tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa dạy học an toàn. Ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và triển khai dạy học, thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi số trong GDĐT. Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn ngành và đang được sử dụng, khai thác hiệu quả. Dựa trên hệ thống Cơ sở dữ liệu đó, ngành đã xây dựng xong Trung tâm Điều hành thông minh để thường xuyên dự báo số liệu, trích xuất báo cáo và có kế hoạch để chỉ đạo, điều hành cho các cấp quản lý. Đây là cốt lõi và nền tảng vững chắc cho lộ trình chuyển đổi số trong ngành GDĐT. Năm học 2022-2023, ngành triển khai thanh toán điện tử (không dùng tiền mặt); triển khai đến 100% CBQL, GV sử dụng chữ ký số cho việc ứng dụng, sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử. Hạ tầng internet 100% các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đã được kết nối để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Nội dung triển khai dạy học về Trí tuệ nhân tạo và Thực tế ảo trong nhà trường cũng đang từng bước triển khai trong 2 năm học gần đây...

Và thứ ba, nâng cao chất lượng GDĐT, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục mầm non, Chương trình GDPT, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo lộ trình. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục... Triển khai thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin , thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Chú trọng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, cơ sở giáo dục với doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực...

(Theo Báo Lâm Đồng)

Lượt xem: 728
Văn bản mới
  • Số 1504-CV/BTGTU 10/01/2025 Tăng cường công tác tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại ...
  • Số 16-CTr/BTGTU 08/01/2025 Chương trình Công tác Tuyên giáo năm 2025
  • Số 36 - NQ/TU 07/01/2025 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - ...
  • Số 208-HD/BTGTU 03/01/2025 Hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày ...
  • Số 207-HD/BTGTU 02/01/2025 Hướng dẫn công tác tuyên truyền và tuyên truyền miệng tháng 01 năm 2025
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005070355
  •  Đang online: 125
  •  Trong tuần: 31.757
  •  Trong tháng: 63.396
  •  Trong năm: 63.396