Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh lâm đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 In trang
31/08/2022 09:33 SA

Ngày 25/7/2022, Tỉnh uỷ Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 18/4/2017 về “đào tạo, phát triển và nâng cao nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2030” và tập trung lãnh đạo cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) cơ bản đảm bảo số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Nhiều chỉ tiêu vượt so với Nghị quyết 09-NQ/TU đề ra (như chỉ tiêu: Tỷ lệ CBCC cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ sau đại học và CBCC cấp xã có trình độ đại học; tỷ lệ CBCCVC được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm,…). Lực lượng lao động tăng cả về số lượng và chất lượng, lao động làm việc trong các ngành kinh tế đạt khoảng 794.520 lao động, tăng 78.520 lao động so với năm 2015. Tỷ lệ lao động trong các ngành, lĩnh vực đã qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi đạt dưới 1,2%.

Bên cạnh kết quả đạt được, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Trình độ, năng lực một bộ phận CBCCVC chưa đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Năng suất, chất lượng lao động còn thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm; lao động, việc làm và dạy nghề còn nhiều bất cập, đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng, có những ngành đào tạo dư thừa, sinh viên ra trường không tìm được việc làm; bên cạnh đó còn có những ngành, lĩnh vực thiếu hoặc không tuyển đủ lao động (công nghệ thông tin, xây dựng, bác sĩ,…) dẫn đến một lượng lao động làm việc không theo đúng ngành nghề, chuyên môn được đào tạo, gây lãng phí nguồn lực và sử dụng lao động chưa hiệu quả, năng suất lao động xã hội chậm được cải thiện. Cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao còn bất cập.

Để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Tỉnh ủy ban hành nghị quyết số 20-NQTU với quan điểm: Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ thường xuyên và có tính chiến lược lâu dài; là một trong bốn đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, trách nhiệm của toàn xã hội; Phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Phát triển nguồn nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, từng lĩnh vực, đảm bảo hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực và theo vùng.

Nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu hợp lý, chất lượng không ngừng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại nông nghiệp; phát triển mạnh dịch vụ, du lịch chất lượng cao; phát triển công nghiệp có thế mạnh; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực công nghệ thông tin để triển khai hiệu quả chính quyền điện tử, đô thị thông minh, nền kinh tế số; thúc đẩy mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nghị quyết 20-NQ/TU đã đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với 22 nội dung trọng tâm nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền về phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành nghề mà tỉnh có lợi thế; Xây dựng, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao... góp phần xây dựng đội ngũ CBCCVC các cấp có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

 

Ban biên tập

 

 

Lượt xem: 1.888
Văn bản mới
  • Số 206-HD/BTGTU 23/12/2024 Hướng dẫn học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2025 “Học tập và ...
  • Số 92-KH/BTGTU 19/12/2024 Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2025
  • Số 1492-CV/BTGTU 18/12/2024 Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
  • Số 204-HD/BTGTU 09/12/2024 Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê ...
  • Số: 1720/STTTT - TTr 06/12/2024 Về việc cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào clip “nhạy ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004386640
  •  Đang online: 98
  •  Trong tuần: 98
  •  Trong tháng: 177.331
  •  Trong năm: 2.087.681