Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận và các thủ tục liên quan đến đất đai In trang
24/10/2024 01:53 CH

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký Chỉ thị về việc giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các thủ tục liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Một góc TP Đà Lạt từ trên cao
Một góc TP Đà Lạt từ trên cao

Theo UBND tỉnh, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý đất đai, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận), công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nhất định, từng bước đi vào nề nếp, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, qua phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng và người dân, việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai ở một số địa phương có lúc có nơi còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; công tác đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận thực hiện chưa nghiêm túc, vẫn còn tình trạng công chức, viên chức giải quyểt thủ tục hành chính về đất đai nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiên hà cho người dân và doanh nghiệp; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận người sử dụng đất chưa cao.

Nhằm đẩy mạnh việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện thủ tục hành chính về đất đai và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về đất đai (nhất là quy định của Luật Đất đai năm 2024, Bộ thủ tục hành chính và quy trình xử lý hồ sơ) để cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kịp thời nắm bắt, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ trong thực thi công vụ và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho tổ chức, người dân.

Thực hiện giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2024 và các hồ sơ, thủ tục về đất đai, bảo đảm chặt chẽ hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định.

Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác cấp giấy chứng nhận và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện.

Tiếp nhận, tổng hợp và kịp thời đề xuất giải quyết các vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận; những trường hợp vượt thẩm quyền, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định pháp luật; trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các vi phạm trong việc chuyến mục đích sử dụng đất, tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản trên địa bàn. Thanh tra công tác giải quyết hồ sơ của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố.

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, cắt giảm, bãi bỏ các thủ tục hành chính đã ban hành nhưng không hợp lý, kéo dài thời gian thực hiện, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch về đất đai. Nghiên cứu đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai trực tuyến để người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính và giảm thiểu việc nộp hồ sơ trực tiếp.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan sớm xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung đa mục đích (dữ liệu về đất đai, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, khoáng sản, tài nguyên nước,...) để quản lý, khai thác và truy cập của người dân theo Đề án 06/CP của Chính phủ.

Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết đối với hồ sơ còn tồn đọng, quá hạn.

Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nếu để xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của người dân về hồ sơ trễ hạn so với quy định.

Thực hiện giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai năm 2024 và các thủ tục liên quan đến đất đai theo quy định.

Đối với các hồ sơ có tính chất phức tạp, không giải quyết được phải chủ động báo cáo xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết cho người dân theo quy định. Rà soát, tổng hợp, kịp thời tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Quy chế phối họp giữa Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và các Chi nhánh với các cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhằm nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm việc phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ trong công tác tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ giữa các cơ quan, đơn vị tham gia.

UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để nâng cao nhận thức, ý thức về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, Nhân dân và của người sử dụng đất về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trên địa bàn.

Thực hiện giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2024 và các hồ sơ, thủ tục đất đai, bảo đảm chặt chẽ hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định.

Đối với các trường hợp vượt quá thẩm quyền thì tổng hợp, báo cáo, đề xuất giải pháp xử lý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các thủ tục hành chính, quy định liên quan đến đất đai không còn phù hợp với Luật Đất đai năm 2024, các nghị định, thông tư hướng dẫn và các quy định của UBND tỉnh, bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chủ động phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề quy hoạch, hiến đất làm đường giao thông, san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối,... để phân lô, bán nền; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Khẩn trương rà soát các trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận trên địa bàn để thông báo, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo đảm chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; trong đó, lưu ý quá trình kiểm tra hiện trạng, lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất phải chặt chẽ, khách quan, minh bạch; thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai kết quả xác nhận về nguồn gốc, thời điểm, tình trạng tranh chấp.

Kịp thời tổng hợp báo cáo các trường hợp khó khăn, vướng mắc trong việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận khi áp dụng Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định, thông tư hướng dẫn trong thực hiện để chỉ đạo giải quyết hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, không để tồn đọng hồ sơ, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, gây bức xúc trong Nhân dân.

Tăng cường kiểm soát, quản lý, sử dụng, cho thuê sử dụng đối với quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã bao đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, các Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai (trong đó, chú trọng hồ sơ cấp giấy chúng nhận) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bảo đảm chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục và các quy định của pháp luật; tuyệt đối không để phát sinh các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, để hồ sơ trễ hạn mà không có lý do chính đáng, gây bức xúc trong Nhân dân.

Chấn chỉnh, kiểm soát chặt chẽ quy trình, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính về đất đai (đặc biệt là thủ tục cấp giấy chứng nhận) bảo đảm phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm; tuyệt đối không được yêu cầu người dân và doanh nghiệp nộp thêm các loại giấy tờ mà pháp luật không quy định. Thường xuyên tăng cường kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ.

Tổ chức rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp còn tồn đọng chưa đăng ký đất đai, chưa cấp giấy chứng nhận đến thời điểm hiện nay, làm rõ nguyên nhân và xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn đọng theo quy định.

Đồng thời, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chậm giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận và các hồ sơ, thủ tục liên quan đến đất đai theo quy định,

Tăng cường theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc và tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thành phố. Thường xuyên nắm bắt thông tin, dư luận phản ánh về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận; tiếp nhận và giải quyết đơn thư, kiến nghị của người dân liên quan đến việc giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận, đo đạc tại các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu đối với những đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.

Đính kèm chỉ thị phía dưới.

 

 

(LĐ online)

Lượt xem: 433
Văn bản mới
  • Số 206-HD/BTGTU 23/12/2024 Hướng dẫn học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2025 “Học tập và ...
  • Số 92-KH/BTGTU 19/12/2024 Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2025
  • Số 1492-CV/BTGTU 18/12/2024 Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
  • Số 204-HD/BTGTU 09/12/2024 Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê ...
  • Số: 1720/STTTT - TTr 06/12/2024 Về việc cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào clip “nhạy ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005031845
  •  Đang online: 134
  •  Trong tuần: 24.886
  •  Trong tháng: 24.886
  •  Trong năm: 24.886