Phản biện đối với đồ án “Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045” In trang
19/03/2024 08:19 SA

Chiều 18/3, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với đồ án “Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045”.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng Phạm Triều kết luận hội nghị.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng Phạm Triều kết luận hội nghị.

Hội nghị dưới sự chủ trì điều hành của ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phúc, các Phó Chủ tịch ủy ban MTTQ tỉnh, đại diện các ban xây dựng Đảng, các tổ chức thành viên của MTTQ, thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật của MTTQ; đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng, các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà quy hoạch và các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, phát triển đô thị, đại diện Liên danh Viện Kiến trúc quốc gia và công ty AREP Việt Nam.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Công ty AREP Việt Nam thuyết trình chi tiết đồ án. Theo đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 tập trung vào 7 chiến lược nhằm tạo ra một cơ cấu phát triển vững chắc cho thành phố Đà Lạt, vùng phụ cận, vùng bảo tồn và hệ thống hạ tầng kĩ thuật – hạ tầng xã hội. Những chiến lược được đưa ra từ những cân nhắc trong cạnh tranh chiến lược, chiến lược phát triển, tính khả thi trong tài chính, ảnh hưởng xã hội và môi trường cũng như quản lý tài nguyên, giải pháp tiếp cận một cách tổng thể nhằm định hướng sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả, giải quyết những bất cập trong quy hoạch sử dụng đất còn tồn đọng từ Quy hoạch 704 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tạo lập dư địa phát triển, tận dụng nguồn lực đầu tư phát triển nhằm mở rộng không gian đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong thời kì mới.

Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận được định hướng phát triển với thành phố Đà Lạt mở rộng (sáp nhập huyện Lạc Dương) là đô thị trung tâm, kết hợp cùng 4 đô thị vệ tinh bao gồm đô thị Đức Trọng, đô thị Thạnh Mỹ, đô thị D’ran và đô thị Nam Ban với tổng diện tịch trên 336 ngàn ha.

Trong đó thành phố Đà Lạt được phân thành 9 phân khu phát triển và quản lý, nhằm phân định rõ các khu vực đô thị hiện hữu được kế thừa từ Quy hoạch 704 của Thủ tướng Chính phủ cần tập trung cải tạo và nâng cấp mở rộng, các khu đô thị mới cần phát triển đồng bộ và gắn với các trung tâm chuyên nghành của khu vực, các khu vực cần bảo tồn và các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phát triển du lịch dịch vụ. Các điểm dân cư nông gắn với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và du lịch canh nông, phát triển các cụm đô thị làng xanh gắn với cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nông nghiệp đặc trưng của khu vực. Tận dụng lợi thế từ hệ thống đường cao tốc được định hướng xây dựng trên địa bàn CT25, CT26, CT27 và định hướng nâng cấp sân bay Liên Khương trong tương lai để phát triển kinh tế cho địa phương với hệ thống các khu dịch vụ logistics hiện đại, cảng cạn và hệ thống công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản tại khu vực Đức Trọng trong tương lai.

Giám đốc Sở Xây dựng Lê Quang Trung phát biểu.
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Quang Trung phát biểu.

Định hướng phát triển hệ thống trung tâm chuyên nghành dựa trên những định hướng chính của Quy hoạch 704 đã xác lập kết hợp những định hướng mới của quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kì 2021-2030 tầm nhìn 2050 và tiếp tục phát triển trục di sản Đông - Tây, trục cảnh quan sông Cam Ly và hệ thống công viên đô thị, công viên chuyên đề và các khu du lịch giải trí cấp quốc gia và cấp vùng hướng tới hình ảnh một đô thị đến từ thiên nhiên. Một đô thị du lịch cấp quốc gia và là một đô thị di sản về văn hóa, về môi trường tự nhiên và là một đô thị sáng tạo về nghệ thuật – âm nhạc của UNESCO.

Tiếp đó, nhiều đại biểu tham gia góp ý tâm huyết, trách nhiệm về nhiều vấn đề dựa trên báo cáo về đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045. Các đại biểu đã tập trung thảo luận góp ý vào đồ án cần có bài toán cân bằng giữa đất và nước trong đó tính toán kỹ lưỡng về công trình thoát nước của Đà Lạt, việc xử lý chất thải dựa trên lượng nước thải hàng năm, tỷ lệ về dân số cũng như việc quy hoạch đất đai, đô thị, quy hoạch hệ thống hạ tầng, và phát triển kinh tế - xã hội, hàn gắn thiên nhiên để giảm thiểu rủi ro và thích ứng biến đổi khí hậu.  Bên cạnh đó, ngoài tính chất chung của đồ án, các đại biểu cho rằng cần cần làm rõ tính chất riêng cho các phân vùng trong đồ án; cần có dự báo dân số cho từng vùng sao cho cân đối; kết nối không gian vệ tinh Đà Lạt với các vùng phụ cận…

Đại diện tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia tham gia góp ý phản biện đồ án
Đại diện tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia tham gia góp ý phản biện đồ án

Đại diện tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia tham gia góp ý phản biện đồ án.
Đại diện tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia tham gia góp ý phản biện đồ án.

Đại diện tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia tham gia góp ý phản biện đồ án.
Đại diện tổ chức thành viên của Mặt trận, các chuyên gia tham gia góp ý phản biện đồ án.

Sau hội nghị các ý kiến của đại biểu, các của chuyên gia sẽ được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp, là cơ sở khoa học trong việc lựa chọn hướng phát triển đô thị cho thành phố Đà Lạt trong tương lai tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của thành phố theo hướng phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, bảo tồn các di sản kiến trúc và cảnh quan đặc thù, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đô thị du lịch trong vùng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa của khu vực này trong tương lai.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phúc phát biểu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phúc phát biểu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Phúc cũng phát biểu ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến của các chuyên gia, tổ chức thành viên rất trách nhiệm, có nghiên cứu, có kế thừa lịch sử… Đồng thời đề nghị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, sở ngành liên quan tiếp thu điều chỉnh, hoàn chỉnh đồ án cho phù hợp.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phạm Triều cho rằng, đây là đồ án hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm của Nhân dân, vì thế Thường trực Tỉnh uỷ rất quan tâm chỉ đạo. Về cơ bản, thời gian qua, các đơn vị đã bám sát Quyết định 257, và các quy định từ Trung ương đến địa phương. Chủ tịch MTTQ đề nghị tập trung tiếp tục lấy ý kiến để đồ án đảm bảo chất lượng, đúng thời gian và sớm được thông qua, đảm bảo quyền lợi cho Nhân dân và sự phát triển bền vững cho địa phương. Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan soạn thảo tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung phù hợp theo quy định.

 

 

(LĐ online)

Lượt xem: 498
Văn bản mới
  • Số 208-HD/BTGTU 03/01/2025 Hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày ...
  • Số 207-HD/BTGTU 02/01/2025 Hướng dẫn công tác tuyên truyền và tuyên truyền miệng tháng 01 năm 2025
  • Số 206-HD/BTGTU 23/12/2024 Hướng dẫn học tập, quán triệt, tuyên truyền Chuyên đề năm 2025 “Học tập và ...
  • Số 92-KH/BTGTU 19/12/2024 Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2025
  • Số 1492-CV/BTGTU 18/12/2024 Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005060271
  •  Đang online: 146
  •  Trong tuần: 21.673
  •  Trong tháng: 53.312
  •  Trong năm: 53.312