Công điện Hỏa tốc của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng In trang
31/07/2023 09:35 SA

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Trần Văn Hiệp vừa ký Công điện Hỏa tốc số 6579/CĐ-UBND ngày 31/7/2023 yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trong mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh.

Công điện gửi đến: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.

Công điện nêu: Trước tình hình diễn biến thời tiết mưa nhiều, diễn ra liên tục trong thời gian vừa qua, một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng sạt lở đất làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và tính mạng, tài sản của người dân; đặc biệt, vào khoảng 14 giờ 45 phút ngày 30/7/2023, do tình hình thời tiết tiếp tục mưa lớn liên tục, gây sạt lở đất tại km 103+100, Quốc lộ 20 với khối lượng đât đá sạt lở rất lớn (chiều dài sạt lở khoảng 50m, cao 3m), gây ách tấc giao thông, hư hại một số tài sản của Nhà nước và Nhân dân,...

Để tiếp tục thực hiện quyết liệt chú động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các khu vực đèo dốc, khu vực các công trình dưới chân mái taluy khu vực đồi dốc; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chổng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (sau đây gọi tăt là Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh); các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chông thiên tai nói chung và sạt lở nói riêng, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:

1. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; UBND thành phố Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai:

a) Chỉ đạo lực lượng Công an, lực lượng Quân đội và các lực lượng tại địa phương huy động, tăng cường đầy đủ, kịp thời nhân lực, máy móc, phương tiện, thiết bị để tập trung tổ chức cứu hộ, cứu nạn tại khu vực sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc nêu trên.

b) Chuẩn bị các phương án, nhân lực, phương tiện để sẵn sàng phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cứu nạn, cứu hộ, tham gia khắc phục hậu quả ngay khi có sự cố xảy ra và đưa người dân đến nơi an toàn. 

2. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện, cảnh báo khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi có mưa lớn; trong đó, tập trung đối với các khu vực đồi núi dọc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường huyện (nhất là khu vực tập trung dân cư) để chủ động huy động phương tiện, nhân lực của địa phương mình chủ động xử lý, ứng phó chống sạt lở đất, đá, và cảnh báo khu vực nguy hiểm để người dân phòng tránh, hạn chế qua lại.

b) Kiên quyết tổ chức di dời (cưỡng chế di dời khi cần thiết), sơ tán ngay các hộ dân tại khu vực chân núi, khu vực có độ dốc lớn nguy hiểm nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn đến tính mạng, tài sản của nhân dân; đồng thời, chủ động phương án hỗ trợ, ổn định nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.

c) Phân công lãnh đạo, triển khai lực lượng trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.

d) Tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người và phương tiện qua lại tại các ngầm tràn, đoạn đường, bến đò, tại các khu vực nguy hiểm sạt lở đất để đảm bảo an toàn về người và tài sản người dân; kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép ở lòng, bãi sông, suối gây cản trở thoát lũ.

đ) Tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết trong thời gian tới để kịp thời thông tin, cảnh báo đến người dân; chủ động bố trí cán bộ tổ chức trực ban nghiêm túc 24giờ/24giờ trong thời gian xảy ra mưa lớn, liên tục; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Khẩn trương kiểm tra, rà soát và có biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống công trình kênh, mương, hồ chứa, thủy lợi, thủy điện, công trình xây dựng đang thi công dở dang trên địa bàn để chủ động ứng phó, nhất là các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý các công trình tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời duy tu bảo dưỡng, nạo vét, khơi thông dòng chảy và đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh tình trạng ngập lụt.

b) Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo các Công ty thủy điện vận hành các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo đúng quy trình vận hành; có phương án xả lũ hợp lý đối với các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du; thông tin cảnh báo kịp thời cho người dân biết, chủ động ứng phó, nhất là trong các tình huống xả lũ khấn cấp, tuyệt đối không xả lũ vào ban đêm.

4. Sở Giao thông vận tải chủ động phối hợp với các sở, cơ quan, địa phương:

a) Tổ chức kiểm tra, rà soát để phát hiện và kịp thời xử lý các đoạn đường có nguy cơ mất an toàn giao thông, các đường dân sinh đấu nối vào đường Tỉnh lộ, Quốc lộ; bổ sung, sửa chữa hệ thống an toàn giao thông (biển báo, rào hộ lan, gờ giảm tốc...), kịp thời khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông do mưa, bão gây ra đối với các tuyên đường được giao quản lý, nhất là các tuyến đường huyết mạch, đường giao thông đối ngoại của địa phương (Quôc lộ 27, 27C, 20; các tuyến đường tỉnh; đường liên xã...).

b) Chuẩn bị vật tư dự phòng, huy động máy móc, trang thiết bị để kịp thời khắc phục sự cô, xây dựng phương án phân luồng và đảm bảo an toàn giao thông khi có tình huống xấu xảy ra.

c) Xây dựng phương án phân luồng giao thông đối với các tuyến đường huyết mạch, đường Quốc lộ, Tỉnh lộ để đảm bảo kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh thông suốt, an toàn; nhất là phương án điều tiết, tổ chức giao thông đối với tuyến Quôc lộ 20 (qua đèo Bảo Lộc, đèo Mimoza).

5. Đề nghị Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thông tin kịp thời về tình hình mưa, lũ đến các vùng sâu, vùng xa, vùng ven sông suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp để các cấp chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân biết, chủ động ứng phó và triển khai phương án phòng tránh, di dời người dân đến nơi an toàn.

6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng kịp thời thông tin, cảnh báo về tình hình diễn biến thời tiết; phương án tổ chức, phân luồng giao thông khi xảy ra thiên tai để người dân biết, chủ động phòng tránh trong mùa mưa bão.

7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với lực lượng Công an, lực lượng Quân đội, chính quyên địa phương tham gia cứu nạn, cứu hộ, đưa người dân đến nơi an toàn và khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão gây ra.

8. Giao Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn) tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm chắc mọi diễn biến, tình hình của thời tiết; đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với thiên tai gây ra; theo dõi tình hình thiệt hại trong vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai./.

 

 

Hoàng Khôi

Lượt xem: 644
Văn bản mới
  • Số 1504-CV/BTGTU 10/01/2025 Tăng cường công tác tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại ...
  • Số 16-CTr/BTGTU 08/01/2025 Chương trình Công tác Tuyên giáo năm 2025
  • Số 36 - NQ/TU 07/01/2025 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - ...
  • Số 208-HD/BTGTU 03/01/2025 Hướng dẫn nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày ...
  • Số 207-HD/BTGTU 02/01/2025 Hướng dẫn công tác tuyên truyền và tuyên truyền miệng tháng 01 năm 2025
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005068692
  •  Đang online: 131
  •  Trong tuần: 30.094
  •  Trong tháng: 61.733
  •  Trong năm: 61.733