Festival hoa - cách nhìn tổng thể từ toàn cầu đến Đà Lạt - Lâm Đồng In trang
25/10/2024 05:12 CH

Festival hoa - Lễ hội hoa là sự kiện văn hóa - du lịch của các quốc gia có ngành hoa phát triển; sự kiện diễn ra hàng năm hoặc hai năm, năm năm một lần, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia đó.

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thành công 9 kỳ Festival Hoa Đà Lạt. Ảnh: Chính Thành
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thành công 9 kỳ Festival Hoa Đà Lạt. Ảnh: Chính Thành

• LỊCH SỬ FESTIVAL HOA TRÊN THẾ GIỚI  

Tùy theo nền văn hóa; vùng khí hậu; đặc trưng của các loài hoa và nguồn lực tài chính của mỗi địa phương, quốc gia mà lễ hội hoa có các hình thức tổ chức khác nhau, song có mục đích chung, đó là: Lễ hội hoa được tổ chức với mục đích trưng bày, giới thiệu hoa và cây cảnh của địa phương, cũng như các vùng khác trong nước và các quốc gia khác trên thế giới; đồng thời tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật tinh túy nhất để quảng bá hình ảnh văn hoá, con người và tiềm năng lợi thế của địa phương phục vụ cộng đồng cư dân địa phương và du khách. Qua nghiên cứu cho thấy, lịch sử Festival hoa của các quốc gia trên thế giới biến động rất lớn từ 60 năm  đến 1600 năm trước.

• MỤC ĐÍCH FESTIVAL HOA TRÊN THẾ GIỚI

Tùy theo nền văn hóa, vùng khí hậu, đặc trưng của các loài hoa và nguồn lực tài chính của mỗi địa phương, quốc gia mà lễ hội hoa có các hình thức tổ chức khác nhau. Festival Hoa được tổ chức với mục đích trưng bày, giới thiệu hoa và cây cảnh của địa phương, cũng như các vùng khác trong nước và các quốc gia khác trên thế giới; đồng thời tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật tinh túy nhất để phục vụ cộng đồng cư dân địa phương và du khách, nhằm:

+ Thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng góp phần quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương;

+ Nâng cao tinh thần quản trị xã hội một cách khoa học, hợp lý của các nhà quản lý để phù hợp với xu thế phát triển thời đại, mang tính khu vực và toàn cầu;

+ Khơi dậy tinh thần sáng tạo không ngừng của các nhà khoa học trong nghiên cứu chọn tạo giống hoa mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường;

+ Làm động lực lao động tích cực cho nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản xuất hoa có năng suất cao, chất lượng tốt; chủ động lựa chọn giống hoa sản xuất phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế nhằm có hiệu quả kinh tế cao nhất;

+ Phát triển sáng kiến và đổi mới sáng tạo và tầm nhìn chiến lược cho các doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, phân phối và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường họp tác quốc tế để ngành công nghiệp hoa liên tục phát triển bền vững;

+ Là dịp để mọi người dân sống gần gủi với thiên nhiên hơn, yêu thích cây cỏ hơn, đặc biệt là yêu hoa nhiều hơn, để từ đó cùng có trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường sống tốt hơn;

+ Để du khách trải nghiệm thực tế, khám phá những công việc đồng áng, từ đó chia sẻ nổi khó khăn, mệt nhọc của người trồng hoa, hiểu hơn giá trị ngành hoa;

+ Là dịp để người tiêu dùng hiểu được ý nghĩa của các loài hoa, từ đó xem hoa là mòn quà tinh thần quý giá và nghĩa sử dụng đúng trong tình yêu và cuộc sống;

+ Là một trong những hoạt động quan trọng làm thay đổi dần tập quán sinh hoạt của người dân tại địa phương, quan tâm mua hoa để trưng bày trong nhà, mua hoa để trang trí sân vườn góp phần chỉnh trang đô thị vừa chiêm ngưỡng hoa vừa làm đẹp không gian, cảnh quan đô thị;

+ Lễ hội hoa cũng là một hoạt động tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa, đồng thời kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp hoa cho địa phương, cho quốc gia cũng như quảng bá một hình ảnh tích cực về văn hóa và con người địa phương/quốc gia.

Qua phân tích nêu trên cho thấy Festival hoa được ví như ngành công nghiệp không khói sinh lời cao, nhanh và bền vững thông qua phát triển mạnh ngành công nghiệp hoa và phát triển du lịch, do đó hiện nay các quốc gia có thế mạnh phát triển ngành hoa đều khai thác tối ưu hiệu quả các sự kiện liên quan đến hoa, đặc biệt là tổ chức Festival hoa.

Mỗi kỳ Festival Hoa Đà Lạt cũng là dịp chỉnh trang đô thị, giới thiệu cảnh quan, đất nước và văn hoá con người Đà Lạt – Lâm Đồng đến du khách. Ảnh: Chính Thành
Mỗi kỳ Festival Hoa Đà Lạt cũng là dịp chỉnh trang đô thị, giới thiệu cảnh quan, đất nước và văn hoá con người Đà Lạt – Lâm Đồng đến du khách. Ảnh: Chính Thành

• NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG FESTIVAL HOA CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Sau khi nghiên cứu thực tế các festival hoa các quốc gia trên thế giới, chúng tôi nhận thấy tùy theo bản sắc văn hóa, điều kiện sinh thái, mục tiêu và ưu thế các giống hoa… mà mỗi quốc gia có hình thức tổ chức khác nhau, song thực tế cũng có những điểm chung. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với độc giả 10 đặc điểm chung festival hoa trên thế giới sau đây:

Lịch sử festival hoa được hình thành đều xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân địa phương, từ hội những người yêu hoa, những người yêu thiên nhiên, những gia đình có kinh tế khá giả, họ thường dành thời gian cuối tuần nghỉ ngơi đi ngắm hoa, sinh hoạt hội, nhóm; sau đó dần dần từ yêu cầu thực tế phát triển lên thành festival hoa;

Các festival hoa hiện nay trên toàn cầu có lịch sử rất lâu và cách xa nhau rất xa ở  mỗi quốc gia; những quốc gia có lịch sử tổ chức gần đây nhất cũng trên 60 năm như: Hà Lan, Úc, Colombia và Bỉ; song cũng có những quốc gia như Nhật Bản, Lễ hội ngắm hoa anh đào cách đây khoảng 1000 năm hoặc Lễ hội hoa Tiên Sa ở Hàng Châu, Trung Quốc cách đây khoảng 1600 năm;

Festival hoa ngày nay ở các quốc gia không chỉ đơn thuần là tổ chức tôn vinh và ghi nhận sự lao động sáng tạo của người trồng hoa như trước đây, mà lễ hội tổ chức hàng hoạt các sự kiện văn hóa nghệ thuật tinh túy, sống động để tôn vinh giá trị ngành hoa và người trồng hoa, đồng thời thu hút đầu tư ngành hoa, giao lưu văn hóa và họp tác thương mại hoa;

Tất cả các festival hoa đều có tổ chức một hội thảo khoa học để khuyến khích tinh thần sáng tạo trong nghiên cứu chọn tạo các giống hoa mới nhằm không ngừng phát triển các giống hoa mới để nâng cao năng lực cạnh tranh mang tính toàn cầu.

Thời gian tổ chức phổ biến 7-10 ngày, nhưng có khi kéo dài 45 -50 ngày và trải rộng khắp một tỉnh hay một đất nước với thời gian phù hợp từng loài hoa nở rộ như: Festival hoa tulip; Festival hoa anh đào; Festival hoa cẩm tú cầu; Festival hoa đỗ quyên...

Tất cả festival hoa đều tổ chức các cuộc thi hoa để phát hiện khai thác nguồn gen quý hiếm nhằm tôn vinh và khuyến nghị phát triển thương mại hoa nguồn gen bản địa;

Để thu hút du khách thập phương trong nước và các quốc gia trên thế giới, thông thường ban tổ chức thông báo du khách thời gian khai mạc và chương trình festival hoa rất sớm, thường khoảng 2-3 tháng để mọi du khách có kế hoạch tham quan festival hoa;

Hầu hết festival hoa có nhiều chương trình hoạt động để quảng bá hình ảnh đất nước con người, tôn vinh ngành hoa và người trồng hoa, thu hút đầu tư, họp tác thương mại, song một trong những hoạt động không thể thiếu đó là hoạt động diễu hành hoa;

Festival hoa mang yếu tố quốc gia và quốc tế nên hầu hết các sự kiện trong khuôn khổ lễ hội có sự tham gia các đại biểu quốc tế tham dự;

Festival hoa ngày càng được nhiều quốc gia thực hiện xã hội hóa, thông thường giao việc tổ chức cho các hiệp hội như Hiệp hội hoa hay chính quyền trực tiếp của xứ hoa; ban quản lý công viên hoa hoặc cộng đồng doanh nghiệp với nội dung và tính chất phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương theo nguyên tắc: “Tiết kiệm, ấn tượng, lan toả, hiệu quả”.

Trang trí tiểu cảnh hoa. Ảnh: Chính Thành
Trang trí tiểu cảnh hoa. Ảnh: Chính Thành

• LỊCH SỬ FESTIVAL HOA ĐÀ LẠT

Nhằm khai thác lợi thế tiềm năng lợi thế của Đà Lạt, nhân kỷ niệm 110 năm hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng năm 2003; tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật rất hoành tráng, trong đó có các hoạt động quảng bá, giới thiệu và thu hút đầu tư ngành hoa; sự kiện này được xem như sự kiện khởi đầu cho các lễ hội hoa ngày nay, từ kết quả sự kiện văn hóa chào mừng Đà Lạt 110 năm hình thành và phát triển, Đà Lạt tiếp tục tổ chức sự kiện Lễ hội sắc hoa Đà Lạt 2004.

Thành công Lễ hội sắc hoa Đà Lạt Đà Lạt 2004 được xem là sự kiện “tập dượt” để tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tổ chức Lễ hội hoa Đà Lạt lần thứ I vào năm 2005 và tiếp tục tổ chức Lễ hội hoa Đà Lạt lần thứ II vào năm 2007.

Đến năm 2009, năm trong chuỗi sự kiện tham gia hoạt động Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010; Đà Lạt là thành phố duy nhất ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đà Lạt là thành phố Festival Hoa tại Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10/6/2009. Quyết định số 795/QĐ-TTg ghi rõ: Festival Hoa Đà Lạt 2010 tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, gắn với các hoạt động chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tham gia hoạt động triển lãm cây cảnh, cây thế và hoa trong dịp 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Căn cứ vào sự phân công của ban chỉ đạo quốc gia Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival Hoa lần thứ III vào năm 2009.

Bảo Lộc - Lâm Đồng là địa phương tổ chức Lễ hội chè lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2006 và lần thứ hai năm 2008, theo chu kỳ 2 năm một lần vào năm chẳn, tuy nhiên sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đà Lạt là thành phố Festival Hoa tại Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10/6/2009 thì Lễ hội chè không tổ chức riêng mà lồng vào chương trình Festival Hoa Đà Lạt trong đó có sự kiện trà và tơ lụa từ năm 2010 cũng là dấu ấn sự kiện văn hóa du lịch 4 trong 1, đó là nhằm quảng bá ngành du lịch, ngành hoa, ngành trà và ngành tơ lụa Lâm Đồng trong qúa trình hội nhập quốc tế, do đó các lần Festival Hoa Đà Lạt từ lần thứ IV đến lần thứ VIII đều tổ chức cả Đà Lạt và Bảo Lộc.

Đến năm 2019, tỉnh Lâm Đồng tổ chức thành công 8 lần Festival Hoa Đà Lạt và nếu như không có đại dịch Covid-19 thì Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX thông thường sẽ tổ chức vào năm 2021; tuy nhiên thực tế do tình hình đại dịch Covid-19, do đó Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX sang năm 2022.

Hiện nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch Festival Hoa lần thứ X - năm 2024, đây là Festival Hoa có nhiều sự khác biệt so với 9 lần Festival Hoa trước đây như: tổ chức vào 2 năm chẵn; quy mô lớn; phạm vi rộng toàn tỉnh; thời gian tổ chức kéo dài 1 tháng (từ ngày 5/12 đến 31/12/2024); nội dung đổi mới sáng tạo; nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật mới lạ có tầm quốc tế; các hoạt động nghệ thuật không chỉ hướng về ngành hoa mà còn hướng về âm nhạc (thành phố Đà Lạt được UNESCO công nhận là Thành phố sáng tạo toàn cầu về lĩnh vực âm nhạc); nâng tầm sự kiện văn hoá nghệ thuật gắn với ý nghĩa chính trị của địa phương trong bối cảnh Lâm Đồng quyết tâm vượt qua khó khăn, vươn lên cùng đất nước.

Như vậy, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức thành công 9 lần Festival Hoa Đà Lạt với các chủ đề khác nhau và hiện nay đang chuẩn bị nước rút để tổ chức thành công Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 với chủ đề: “Hoa Đà Lạt- Bản giao hưởng sắc màu”; mỗi lần Festival Hoa Đà Lạt cũng là dịp chỉnh trang đô thị, giới thiệu cảnh quan, đất nước và văn hoá con người Đà Lạt - Lâm Đồng, quảng bá du lịch và thu hút đầu tư...; thời gian tổ chức thường vào trung tuần hoặc tuần cuối tháng 12 dương lịch, và cứ 2 năm tổ chức một lần vào các năm lẻ, kể từ lần thứ IX đến lần thứ X về sau là tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn. 

 

 

(LĐ online)

Lượt xem: 141
Văn bản mới
  • Số 92-KH/BTGTU 19/12/2024 Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2025
  • Số 1492-CV/BTGTU 18/12/2024 Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
  • Số 204-HD/BTGTU 09/12/2024 Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê ...
  • Số: 1720/STTTT - TTr 06/12/2024 Về việc cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào clip “nhạy ...
  • Số 203-HD/BTGTU 04/12/2024 Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004342245
  •  Đang online: 110
  •  Trong tuần: 110
  •  Trong tháng: 132.936
  •  Trong năm: 2.043.286