Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 4 năm 2024 In trang
26/04/2024 02:56 CH

Sáng 26/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 4 năm 2024 bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến 137 điểm cầu các huyện, thành phố, các điểm cầu cấp xã trong toàn tỉnh với trên 4.400 đại biểu tham dự.

Đồng chí Trần Trung Hiếu - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng tuyên truyền tháng 5/2024.
Đồng chí Trần Trung Hiếu - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng tuyên truyền tháng 5/2024.

Tại điểm cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với sự chủ trì của đồng chí Trần Trung Hiếu - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Các đồng chí Báo cáo viên Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 tham dự hội nghị.
Các đồng chí Báo cáo viên Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 tham dự hội nghị.

Tham dự có các đồng chí Báo cáo viên Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025 trên địa bàn thành phố Đà Lạt; đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng, Ban Tuyên giáo (Tuyên huấn) Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh.

Lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị.
Lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hà Lộc thông tin chuyên đề “Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng thời gian qua, phương hướng, giải pháp trong thời gian tới và triển khai các biện pháp chống hạn trên địa bàn tỉnh”; Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Quốc Tường thông tin chuyên đề “Những nội dung, điểm mới quan trọng của Luật Đất đai (Sửa đổi)”.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hà Lộc thông tin công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng thời gian qua.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hà Lộc thông tin công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng thời gian qua.

Về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng thời gian qua tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự nỗ lực, cố gắng của các địa phương, các chủ rừng, lực lượng kiểm lâm đã xây dựng các kế hoạch tuần tra, truy quét để kịp thời phát hiện và xử lý. Tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, đa số diện tích đất lâm nghiệp mới bị lấn chiếm đã được giải tỏa, thu hồi và bàn giao cho các đơn vị chủ rừng để xây dựng kế hoạch trồng lại rừng. Các chỉ tiêu về số vụ vi phạm (giảm 35%), khối lượng lâm sản thiệt hại (giảm 83%), diện tích rừng bị phá (giảm 71%); số vụ vi phạm phức tạp, nổi cộm (giảm 57,1%) so với cùng kỳ năm 2023.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng tuy đã có nhiều cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, tuy nhiên đang trong cao điểm nắng nóng mùa khô năm 2024 nên trên địa bàn đã xảy ra 17 vụ cháy trong rừng với tổng diện tích bị cháy 24,35 ha, diện tích rừng bị thiệt hại 2,1 ha; các vụ vi phạm chưa xác định được đối tượng còn chiếm tỷ lệ khá cao 21,3%.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Quốc Tường thông tin chuyên đề “Những nội dung, điểm mới quan trọng của Luật Đất đai (Sửa đổi)”.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Quốc Tường thông tin chuyên đề “Những nội dung, điểm mới quan trọng của Luật Đất đai (Sửa đổi)”.

Về tình hình và công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, năm 2024 hạn hán xuất hiện hầu hết tại các địa phương. Tuy nhiên từ cuối tháng 3 đã xuất hiện một số cơn mưa làm giảm bớt tình trạng hạn hán. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 14 ngàn ha đất nông nghiệp và 73 hộ dân bị thiếu nước. Các giải pháp ứng phó với hạn hán cần triển khai như: Khi cần sử dụng xe téc, xe bồn để chở nước cung cấp nước sinh hoạt cho người dân; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn, mực nước tại các công trình hạ tầng kỹ thuật để chỉ đạo các đơn vị quản lý công trình; kiến nghị UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí từ ngân sách cấp tỉnh để nạo vét các công trình hiện đang bị bồi lắng; đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng mới công trình hồ chứa nước…

Về Luật Đất đai, từ năm 1987 đến nay đã có 9 lần sửa đổi, bổ sung. Luật Đất đai năm 2024 nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

So với Luật Đất đai năm 2013, Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều và bổ sung mới 78 điều, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách, đang được Chính phủ đề xuất hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trên cơ sở thể chế hóa 5 quan điểm, xác định 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp, 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Luật Đất đai năm 2024 có những nội dung mới quan trọng đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Luật Đất đai năm 2024 có những điểm mới nổi bật như: bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; sửa đổi quy định về phân loại đất; thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục hoàn thiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hộ gia đình không thuộc đối tượng người sử dụng đất; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; thống nhất tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với sổ đỏ, sổ hồng; bổ sung quy định về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất; quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; quy định cụ thể trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội; bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất…

Định hướng tuyên truyền và kết luận hội nghị, đồng chí Trần Trung Hiếu - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền theo thông tin và đề cương tài liệu để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng cũng như những nội dung quan trọng, điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi.

Đồng thời bám sát Hướng dẫn số 159-HD/BTGTU, ngày 29/12/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 và nội dung định hướng tuyên truyền tháng 5 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bản tin Thông tin Nội bộ tháng 5 để triển khai tuyên truyền theo kế hoạch…

 

(LĐ online)

Lượt xem: 532
Văn bản mới
  • Số 92-KH/BTGTU 19/12/2024 Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2025
  • Số 1492-CV/BTGTU 18/12/2024 Tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
  • Số 204-HD/BTGTU 09/12/2024 Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê ...
  • Số: 1720/STTTT - TTr 06/12/2024 Về việc cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh cá nhân vào clip “nhạy ...
  • Số 203-HD/BTGTU 04/12/2024 Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của ...
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004343799
  •  Đang online: 220
  •  Trong tuần: 220
  •  Trong tháng: 134.490
  •  Trong năm: 2.044.840